Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (15.9): Mẹ đứng đó

Không có gì ngạc nhiên khi chúng ta mừng kính lễ Đức Mẹ Sầu Bi (15.9) ngay sau lễ Suy tôn Thánh giá (14.9). Theo khía cạnh con người, Giáo hội muốn diễn tả sự đau buồn của Đức Mẹ sau khi mất đi người Con yêu dấu của mình là Đức Giêsu.

Tuy nhiên, không vì thế mà Mẹ chùn bước, quỵ ngã. Trái lại Mẹ đã đứng vững dưới chân Thập giá như lời bài hát “Mẹ đứng đó” của Linh mục Kim Long: “Mẹ đứng đó khi hoàng hôn tím màu, nhạc thương trầm buồn hắt hiu, đồi cao u hoài loan máu đào…”; “Mẹ đứng đó, tâm hồn tê tái sầu, hiệp thông cùng con dấu yêu…”

Chiêm ngắm Tình yêu

Lễ Suy tôn Thánh giá (14.9) 

Đối với người đời, hình ảnh thập giá là một điều gì đó đau đớn tột cùng và một sự thất bại thê thảm. Tuy nhiên, với người Công giáo thì khác, thập giá là biểu tượng của hy sinh, của tình yêu và vinh quang.

Hôm nay Giáo hội mời gọi chúng ta cùng nhau suy tôn Thánh giá, tức là chiêm tình yêu tự hủy của Thiên Chúa dành trọn cho con người. Chính nơi thập giá ấy, ơn cứu chuộc đã đến với con người và cánh cửa trong thân phận làm con Thiên Chúa được rộng mở.

Lễ sinh nhật Đức Maria: Niềm hy vọng cho nhân loại

Sự ra đời của mỗi một con người luôn mang đến niềm vui và hạnh phúc cho mỗi gia đình và toàn nhân loại. Hơn thế, sự hiện diện của một con người mới trên cõi đời như là dấu chỉ của hy vọng cho thế gian.

Qua tình yêu, người cha và người mẹ đã cộng tác với Thiên Chúa trong công việc sáng tạo và vun đắp cho sự sống của con người. Mỗi người con sinh ra sẽ là những niềm hy vọng cho cả Giáo Hội và xã hội, vì qua những mảnh đời nhỏ bé ấy, tình yêu và bình an của Thiên Chúa được trao ban đến cho thế giới.

Khoảng lặng của Cha

Trải qua cả một quảng đời, có những lúc ta thấy mình đắm chìm trong hạnh phúc, có những giây phút ta bị giày vò bởi đau khổ. Có những khi ta nhiệt huyết cuồng say lao vào cuộc sống, nhưng lại có khi ta miên man trầm ngâm cùng với nhiều tâm tư, suy nghĩ. 

Những lúc trầm ngâm suy tư ấy, ta gọi đó là “khoảng lặng” của dòng chảy cuộc đời. Đó là khi con người ta chững lại một khoảng nào đó trong trên hành trình không ngừng của cuộc sống. Đó là lúc tâm trạng ta như bổng dung giật mình ngẫm lại những gì đã qua. Nhưng, trong những khoảng lặng ấy của cuộc đời ta có bao giờ xuất hiện hình bóng Thiên Chúa không? Hay chính ta lại tạo nên những khoảng lặng ấy trong tâm tư của Chúa?