Noi gương Đức Maria

Với mầu nhiệm Truyền Tin, kỷ nguyên Cứu Thế đã bắt đầu. Hai tiếng "Xin Vâng" của Đức Maria như chìa khóa mở đầu cho một giai đoạn mới, thời kỳ cuối cùng trong chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa. Chúa Cứu thế đã nhập thể với lời xin vâng của Đức Mẹ. Và sở dĩ Đức Mẹ đã thưa xin vâng cách mau mắn và dễ dàng như vậy là vì chính Đức Mẹ đã cưu mang Chúa trong đức tin trước khi cưu mang Người trong cung lòng Mẹ. 

Gương thánh Gioan Tẩy Giả

Trong phụng vụ có ba lễ sinh nhật: sinh nhật Chúa Giêsu, sinh nhật của Đức Maria và sinh nhật của thánh Gioan Tẩy Giả. Gioan Tẩy giả là một nhân vật quan trong khi Thiên Chúa mở đầu thời kỳ cứu chuộc được Tân ước gọi là thời sau hết. Ngài có một tiểu sử khá rõ ràng và được Phúc âm nhắc đến với hai đặc điểm nổi bật đó là vị tiền hô của Chúa Giêsu và là một hình ảnh của Đức Kitô. 

Sống khiêm nhường để được ơn Cứu Độ

Thiên Chúa thật kỳ diệu trong việc tạo dựng con người: Ngài dựng nên mỗi người là duy nhất, xét trên mọi phương diện, không ai giống ai, không một người nào giống người nào. Hơn thế nữa, mỗi người lại có một điều kiện và hoàn cảnh sinh sống riêng, với những thế mạnh và điểm yếu khác biệt và không ai là hoản hảo về mọi mặt. Đây là điểm quan trọng để chúng ta ý thức mình, hiểu người khác để sống khiêm nhường trong tương quan đời sống thường ngày. 

Tình yêu - nền tảng đời sống đức tin

Thế giới phát triển về mọi mặt đang dần làm cho cuộc sống con người ngày càng hiện đại hơn. Tuy nhiên, đó cũng là một trong những nguyên nhân gây nên những khủng hoảng trầm trọng về khí hậu, môi trường, năng lượng… Hay nói cách khác, vấn đề này đã và đang đe dọa đến sự sống còn của con người. Nhưng điều đáng lo ngại hơn mà nhân loại đang đối điện đó chính là sự khủng hoảng “tình thương”. Điều mà làm cho cuộc sống ngày hôm nay mất đi căn tính đích thực, trở nên nhạt nhẻo và kéo theo bao nhiêu hệ lụy đau thương. 

Hoán cải tâm hồn

Ai trong chúng ta có lẽ đã có lần gặp phải người ngoan cố không chịu phục thiện. Họ tìm đủ lý do biện minh để phủ nhận sự thật. Đó cũng là một trong những trường hợp của người Do Thái mà Chúa Giêsu đề cập đến trong bài Tin mừng hôm nay.


Với biết bao phép lạ Chúa Giêsu đã làm, chính mắt họ được chứng kiến, vậy mà vì sự chai cứng của lòng tin, họ luôn tìm cách chối bỏ và giải thích khác đi. Họ không những không chấp nhận sự thật đó mà còn luôn thách thức Đức Giêsu với một chủ tâm ác ý.

Sự hiểu biết thực sự về Thiên Chúa

Thông thường, kinh nghiệm sống vẫn có giá trị hơn những hiểu biết suông. Cuộc sống là quyển sách có giá trị gấp trăm ngàn lần sách vở, và những gì chúng ta cảm nhận được luôn có giá trị hơn những lý thuyết. Pascal đã có lý khi nói: “Một giờ thuyết giảng về đau khổ không có giá trị bằng vài giây phút chịu đau khổ”.

         Trong khía cạnh đức tin cũng thế, điều căn tính là sự kết hiệp giữa một tâm hồn với Chúa. Nói như thế có nghĩa đức tin không phải là một hiểu biết mà con người đắc thủ được do cố gắng của chính mình. Đức tin trước hết là một ân ban nhưng không của Thiên Chúa. Nói khác đi, một con người không thể tự mình tìm ra Chúa và chiếm hữu được Ngài, nhưng trái lại chính Ngài là Đấng đến với con người và chiếm hữu con người.

Định hướng cuộc đời

Câu chuyện “Thầy bói xem voi” chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết đến, nó nhắc nhở mỗi người chúng ta về sự hiểu biết của con người, đó là một sự hiểu biết có hạn. Hay nói cách khác, không ai có thể biết hết tất cả mọi sự xung quanh cuộc sống của mình, mỗi chúng ta chỉ biết một phần nào đó mà thôi! 

Trở nên chứng nhân Tin Mừng

Khi nhắc đến Chúa Thánh Thần, chúng ta thường nghĩ đến Bí tích Thêm Sức. Vậy, khi lãnh nhận Bí tích Thêm Sức chúng ta được những ơn nghĩa nào? Hay nói cách khác, sau khi lãnh nhận Ấn Tín Chúa Thánh Thần, chúng ta sẽ trở nên như thế nào?

Sách giáo lý Hội Thánh Công giáo có viết: "Hiệu quả của Bí tích Thêm sức là việc đổ tràn Chúa Thánh Thần cách đặc biệt, như trong ngày lễ Ngũ Tuần. Việc đổ tràn này ghi một ấn tín không thể tẩy xoá trong linh hồn người lãnh nhận, và gia tăng ân sủng của Bí tích Rửa tội. Việc tuôn tràn Thánh Thần giúp chúng ta tiến sâu hơn vào ơn làm con cái Thiên Chúa, kết hợp chúng ta chặt chẽ hơn với Ðức Kitô và với Hội thánh của Người. Bí tích này củng cố trong tâm hồn chúng ta các hồng ân của Chúa Thánh Thần và trao ban cho chúng ta một sức mạnh đặc biệt để làm chứng cho đức tin Kitô giáo."

Hơi ấm của Tình yêu

Tình yêu thương của con người khi được thể hiện bằng những việc làm cụ thể, bằng những hành động thiết thực, có khả năng tạo nên một sức nóng vô hình sưởi ấm lòng người, hâm nóng những mảnh đời neo đơn, tê buốt được gây nên bởi hận thù, ghen ghét, nghèo đói, bị áp bức, bị bỏ rơi...


Con đường cuộc đời

Có lần trong một cuộc phòng vấn dài với Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI, khi ngài còn là Hồng y, nhà văn Peter Seewald đã hỏi: "Có bao nhiêu con đường tới Chúa?" Và ngài trả lời: "Bao nhiêu người thì bấy nhiêu con đường. Bời vì, ngay cả giữa những người cùng chung một niềm tin, mỗi người sống mỗi khác. Chúa Ki-tô nói: Tôi là đường. Như vậy rốt cuộc cũng chỉ có một đường mà thôi, và kẻ nào lên đường tìm Chúa, kẻ đó thế nào rồi cũng bước vào con đường của Ngài." (Sách Muối cho đời).

Chúa là con đường duy nhất, những mỗi người chúng ta lại đang đi trên con đường đó theo cách riêng của mình. Tùy theo hoàn cảnh, tùy theo địa vị, tùy theo khả năng và chọn lựa mà mỗi người chúng ta đang có một con đường riêng cho mình. Nhưng thử nhìn lại xem con đường chúng ta đang đi có nằm trên con đường của Đức Kitô hay không? Hay chúng ta đang đi trên con đường khác, con đường của thế gian, con đường dẫn ta xa dần với Thiên Chúa và tiến gần đến sự diệt vong.

Tình yêu – Nỗi đau

 Con người ta thường hay than van và buồn chán khi đau khổ, nhưng ít ai biết rằng chính đâu khổ bắt nguồn từ tình yêu. Họ gửi gắm đi rồi họ đợi chờ, họ trao đi và mong lời đáp trả. Nhưng đợi mãi, chờ hoài chẳng thấy, rồi sinh ra nỗi đau. Nỗi đau tâm hồn nhức nhối gấp ngàn lần thể xác. Yêu và được yêu là hạnh phúc, nhưng chia ly là đau khổ, đau khổ đưa con người ta đến chỗ cô đơn.

Nếu vậy, đừng yêu để khỏi phải gánh lấy nỗi đau. Nhưng trốn tránh tình yêu thì còn gì là ý nghĩa của cuộc sống? Vì cuộc sống vắng bóng tình yêu thì chỉ có thể là đau khổ.

Dấu lạ

“Sao thế hệ này lại xin một dấu lạ ? Tôi bảo thật cho các ông biết : thế hệ này sẽ không được một dấu lạ nào cả.” (Mc 8,12).

Trong hành trình đức tin, chúng ta cũng gặp rất nhiều dấu chỉ, nhờ đó chúng ta nhận ra con đường để tiến bước. Chỉ những người "mù đức tin" hay "cứng lòng tin" mới khước từ những dấu chỉ thiêng liêng trong trong hành trình của mình.

Lo lắng bận tâm

"Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho. Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy." (Mc 6, 33-34)

Hôm nay, Đức Giêsu thật có lý khi cấm chúng ta không được làm tôi tiền của và Người còn khuyên chúng ta đừng lo lắng về “của ăn, áo mặc". Động từ lo lắng được lập đi lập lại 6 lần, chứng tỏ tính cấp bách phải từ bỏ mọi lo âu thái quá, vì cả cuộc sống chúng ta đều ở trước rnặt Chúa Cha, Đấng biết rõ mọi thứ chúng ta cần.

Phục vụ trong khiêm nhường

Tên tuổi bị quên lãng theo năm tháng, quyền lực cũng bị chấm dứt theo thời gian, và những gì thuộc về thế gian sẽ trở về với thế gian..., đó là phần số dành cho tất cả những ai lấy quyền lực làm cứu cánh của cuộc sống. Thánh vịnh 48 đã nói: "Tuy họ lấy tên mình mà đặt cho miền này xứ nọ, nhưng ba tấc đất mới thật là nhà, nơi họ ở muôn đời muôn kiếp".

Đó là chân lý mà Lời Chúa hôm nay muốn nhắn nhủ mỗi người chúng ta. Khi loan báo cuộc Thương khó của Ngài, Chúa Giêsu cũng bày tỏ giá trị đích thực của con người. Giá trí ấy không nằm ở quyền bính, danh vọng, của cải, mà là sự phục vụ.

Nô lệ hay tự do với tiền của

“Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được." (Mc 6, 24).

Sống là một chuỗi những chọn lựa. Chính những chọn lựa này sẽ làm cho ngưới ta thành công hay thất bại, trở nên người tốt hay hóa ra kẻ xấu, được hạnh phúc hay phải khổ đau. Đã chọn lựa điều này thì phải từ bỏ điều kia. Từ bỏ bao giờ cũng nuối tiếc dằng co. Níu kéo điều này thì bõ lỡ điều khác, những với bản tính của một con người, đó là điều khó có thể chấp nhận.

Bởi thế, hôm nay Đức Giêsu muốn các môn đệ của Người phải chọn lựa dứt khoát, không có thái độ lưng chừng hoặc "bắt cá hai tay". Người "bắt cá hai tay" bao giờ cũng là kẻ thua thiệt nhất, thà rằng được một chứ đừng vì muốn hai mà đánh mất tất cả.

Tính thánh thiêng của hôn nhân

Tình yêu bao giờ cũng hướng đến vĩnh cửu bất diệt. Hôn nhân là một định chế nhằm củng cố và bảo vệ tính vĩnh viễn và toàn diện của tình yêu. Bằng sự ràng buộc có tính pháp lý, tính vĩnh viễn và toàn diện của tình yêu được đảm bảo hơn.

Gia đình cùng với sự chào đời của con cái vốn là một cộng đồng cơ bản của xã hội. Làm sao có thể giáo dục con cái cách tốt đẹp, nếu không có sự ổn định và bền vững trong gia đình. Hơn nữa, trong cái nhìn của Chúa Giêsu, hôn nhân và gia đình có sức đòi hỏi và bất khả phân ly đó chính là vì ý muốn của Thiên Chúa, mà không quyền lực nhân loại nào có thể phá vỡ được.