Học nơi Đức Maria lời thưa ‘xin vâng”

Cuộc sống con người luôn gắn liền với những lời mời gọi thôi thúc trong lương tâm qua từng biến cố với những cảm nhận khác nhau. Có những lời mời gọi rõ ràng và rất khả quan, nhưng cũng có những lời mời gọi có đầy bất ngờ. Nhưng dù thế nào đi nữa thì việc đáp lại mời gọi của lương tâm con người luôn cần một sự cân nhắc kỹ lưỡng và nhạy bén trong mọi trường hợp để có thể đi đến những quyết định chính xác và đúng hướng.

Trong đời sống đức tin cũng vậy! Câu chuyện xảy ra với Đức Maria năm xưa trong lúc Sứ Thần truyền tin. Trước một cô thôn nữ chân quê, một lời mời gọi từ Thiên Chúa được ngỏ lời với con người. Và lời mời gọi đó đến như một câu chuyện cổ tích ly kỳ, hay như một giấc mơ huyền ảo. Ấy vậy mà Đức Maria đã một lòng một ý đáp lại hai tiếng “Xin Vâng” và trao ban trọn vẹn chính mình cho chương trình của Thiên Chúa. Thật là một điều khó hiểu khi Thiên Chúa lại đến với con người bằng cách này. Và càng khó hiểu hơn khi một cô gái làng quê như Maria lại có thể đón nhận lời mời gọi đó bằng một sự tin tưởng và phó thác tuyệt đối.

Sức mạnh của sự thinh lặng

Sự thinh lặng là một trong những trạng thái mà không ít người sợ hãi khi phải đối diện. Nhưng, sự thinh lặng là khoảnh khắc vô cùng quan trọng để ta lắng nghe khao khát chân thực nơi cõi lòng mình. Cách riêng trong đời sống đức tin, thing lặng là giây phút để ta tìm đến Chúa giữa những bộn bề cuộc sống.

Thinh lặng là bí quyết của sự suy ngắm và chiêm ngưỡng. Nhất là trong thời buổi công nghệ và truyền thông hiện đại thống trị, thinh lặng càng trở nên khó khăn hơn. Vì thế, thinh lặng là khoảng thời gian rất quý báu.

Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (15.9): Mẹ đứng đó

Không có gì ngạc nhiên khi chúng ta mừng kính lễ Đức Mẹ Sầu Bi (15.9) ngay sau lễ Suy tôn Thánh giá (14.9). Theo khía cạnh con người, Giáo hội muốn diễn tả sự đau buồn của Đức Mẹ sau khi mất đi người Con yêu dấu của mình là Đức Giêsu.

Tuy nhiên, không vì thế mà Mẹ chùn bước, quỵ ngã. Trái lại Mẹ đã đứng vững dưới chân Thập giá như lời bài hát “Mẹ đứng đó” của Linh mục Kim Long: “Mẹ đứng đó khi hoàng hôn tím màu, nhạc thương trầm buồn hắt hiu, đồi cao u hoài loan máu đào…”; “Mẹ đứng đó, tâm hồn tê tái sầu, hiệp thông cùng con dấu yêu…”

Chiêm ngắm Tình yêu

Lễ Suy tôn Thánh giá (14.9) 

Đối với người đời, hình ảnh thập giá là một điều gì đó đau đớn tột cùng và một sự thất bại thê thảm. Tuy nhiên, với người Công giáo thì khác, thập giá là biểu tượng của hy sinh, của tình yêu và vinh quang.

Hôm nay Giáo hội mời gọi chúng ta cùng nhau suy tôn Thánh giá, tức là chiêm tình yêu tự hủy của Thiên Chúa dành trọn cho con người. Chính nơi thập giá ấy, ơn cứu chuộc đã đến với con người và cánh cửa trong thân phận làm con Thiên Chúa được rộng mở.

Lễ sinh nhật Đức Maria: Niềm hy vọng cho nhân loại

Sự ra đời của mỗi một con người luôn mang đến niềm vui và hạnh phúc cho mỗi gia đình và toàn nhân loại. Hơn thế, sự hiện diện của một con người mới trên cõi đời như là dấu chỉ của hy vọng cho thế gian.

Qua tình yêu, người cha và người mẹ đã cộng tác với Thiên Chúa trong công việc sáng tạo và vun đắp cho sự sống của con người. Mỗi người con sinh ra sẽ là những niềm hy vọng cho cả Giáo Hội và xã hội, vì qua những mảnh đời nhỏ bé ấy, tình yêu và bình an của Thiên Chúa được trao ban đến cho thế giới.

Khoảng lặng của Cha

Trải qua cả một quảng đời, có những lúc ta thấy mình đắm chìm trong hạnh phúc, có những giây phút ta bị giày vò bởi đau khổ. Có những khi ta nhiệt huyết cuồng say lao vào cuộc sống, nhưng lại có khi ta miên man trầm ngâm cùng với nhiều tâm tư, suy nghĩ. 

Những lúc trầm ngâm suy tư ấy, ta gọi đó là “khoảng lặng” của dòng chảy cuộc đời. Đó là khi con người ta chững lại một khoảng nào đó trong trên hành trình không ngừng của cuộc sống. Đó là lúc tâm trạng ta như bổng dung giật mình ngẫm lại những gì đã qua. Nhưng, trong những khoảng lặng ấy của cuộc đời ta có bao giờ xuất hiện hình bóng Thiên Chúa không? Hay chính ta lại tạo nên những khoảng lặng ấy trong tâm tư của Chúa?

Chia sẻ vui buồn

Cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp hơn nếu chúng ta biết san sẻ những niềm vui và nỗi buồn cho nhau. Tình người sẽ thắm thiết hơn khi chúng ta biết cùng nhau chung tay xâp đắp tình thương nơi đời sống thường ngày.

Là phận người giữa muôn vàn gánh nặng của cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những lúc mệt mỏi, chán chường. Tuy nhiên, cũng sẽ có những niềm vui to nhỏ cách này hay cách khác thường xuyên đến với ta. Nếu chúng ta biết chung hưởng niềm vui thì hạnh phúc sẽ được lớn lên, và nếu chúng ta biết chia sẻ nỗi buồn thì đau khổ sẽ được vơi bớt.

Vội trách người – chậm trách mình

Mỗi một chúng ta được Tạo Hoá ban tặng cho những món quà riêng trong khả năng của mình, nhưng là phận người nên trong ta vẫn luôn ẩn chứa những yếu đuối, bất toàn. Hơn thế nữa, trên đường đời lắm chông gai và nhiều thách thức này, ta khó mà tránh khỏi những vấp ngã, lầm lỗi.

Tuy nhiên, có một sự thật hiển nhiên mà hầu như ai trong chúng ta cũng mắc phải đó là trong những lúc thất bại, sai lỗi ta thường trách người mà chẳng trách mình. Ta luôn nghĩ người khác sai, còn cho mình đúng. Ta luôn đổ lỗi cho người khác mà chẳng bao giờ nhận lỗi về mình.

Thân xác chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa

Đối với những người Công Giáo thì con người chúng ta còn có một ý nghĩa cao siêu hơn như thánh Phaolô đã viết: “anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần sao? Mà Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em. Như thế, anh em đâu còn thuộc về mình nữa” (1Cr 6,19). 

Tuy nhiên, không nhiều người ý thức được điều này. Chúng ta cứ nhầm tưởng thân xác thuộc sự thống trị hoàn toàn của mình, cho nên mọi sự nơi con người là do ta quyết định. Một trong những tư tưởng như thế đã và đang ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người, cách riêng là giới trẻ, khiến họ không còn coi trọng và giữ gìn thân xác mình một cách đúng mực.

Tình đầu - Tình cuối

Đôi khi trong tình yêu, tình cảm đến từ lúc nào ta chẳng hay, trái tim rung động lúc nào ta chẳng biết. Nhưng giây phút đầu tình yêu gõ cửa trái tim luôn là khoảnh khắc in đậm trong tâm trí bởi sự hồn nhiên, ngại ngùng trong sự giản dị của nó.

Do đó, tình cảm mong manh, non nớt nhưng bồi hồi và lãng mạn của giây phút đầu luôn là ký ức đẹp đối với những ai đã và đang yêu.

Ta vẫn thường hay gọi mối tình đầu, vậy phải chăng sẽ có mối tình thứ 2, thứ 3 …và mối tình cuối cùng? Có khi nào tình đầu sẽ là tình cuối?

Tháng Năm: Hoa Lòng Dâng Mẹ

Trong muôn vàn vẻ đẹp trang hoàng và tiềm ẩn của vũ trụ này, thì hoa là một trong những vẻ đẹp kỳ diệu và hấp dẫn mà Thiên Chúa đã dựng nên. Sự phong phú và đa sắc của hoa đã tô điểm cho trái đất này thêm lộng lẫy và nên thơ.

Hoa đã trở thành một người bạn thật thân thiết với con người. Khi vui người ta tặng hoa để chúc mừng lẫn nhau. Khi buồn người ta cũng trao gởi lẵng hoa như trao gởi tấm lòng đồng cảm thân thương. Hoa là là nhịp cầu để con người trao gửi tình yêu và tình người cho nhau.

Chúa Thánh Thần - hiện thân của Lòng thương xót Chúa

Ngôi Lời nhập thể là một minh chứng sống động về Lòng thương xót của Thiên Chúa. Thực tế cho thấy, Lòng thương xót đã được tiếp diễn liên tục và xuyên suốt trong lịch sử loài người. 

Mầu nhiệm Thập giá là đỉnh cao của Lòng thương xót, là chóp đỉnh mà ơn Cứu độ đã đổ tràn trên nhân loại khi Máu và Nước từ cạnh sườn Đức Kitô chảy ra. Lòng thương xót đã không dừng lại khi Chúa Giêsu về Trời mà còn tiếp tục được tái hiện nơi Chúa Thánh Thần - Đấng mà Thiên Chúa đã gửi đến để bảo trợ và hướng dẫn chúng ta trên hành trình trần gian.

Sống chứng nhân Tin Mừng trong Thánh Thần Tình Yêu

Khi nhắc đến Chúa Thánh Thần, chúng ta thường nghĩ đến Bí tích Thêm sức. Vậy khi lãnh nhận Bí tích Thêm Sức chúng ta được những ơn nghĩa nào? Hay nói cách khác, sau khi lãnh nhận ấn tín Chúa Thánh Thần, chúng ta được mời gọi sống như thế nào?

Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo dạy rằng: “… Việc tuôn tràn Thánh Thần giúp chúng ta tiến sâu hơn vào ơn làm con cái Thiên Chúa, kết hợp chúng ta chặt chẽ hơn với Ðức Kitô và với Hội thánh của Người. Bí tích này củng cố trong tâm hồn chúng ta các hồng ân của Chúa Thánh Thần và trao ban cho chúng ta một sức mạnh đặc biệt để làm chứng cho đức tin Kitô giáo."

Tình yêu tan vỡ

Nếu ai đó được hỏi điều gì tuyệt vời nhất ở đời này, chắc có lẽ ta sẽ trả lời rằng đó là tình yêu. Tình yêu luôn mang một sự cao siêu huyền nhiệm mà chẳng ai có thể định nghĩa được nó. Tình yêu là sức mạnh vô hình có thể đưa con người từ xấu thành đẹp, từ hung dữ nên hiền lành, từ yếu đuối trở nên mạnh mẽ và từ chỗ khô khan trở nên lãng mạn.

Tình yêu được ví như ngôi sao kỳ diệu đưa ta một chân trời mới, trở nên một con người mới, trong một thế giới mới. Tình yêu là điều luôn được ấp ủ và khao khát trong ước mơ của bao nhiêu người. Ai cũng muốn cho mình có một tình yêu trọn vẹn. Nhưng, lỡ tình yêu đó không thành thì sao?

Mother's Day: Nhớ Về Tình Mẹ


Tình mẹ - tình mẫu tử luôn là điều gì đó thiêng liêng, cao quý đối với mỗi một người làm con. Đó là tình yêu thương, sự lo lắng của đấng sinh thành dành trọn cho những đứa con của mình. Tình mẫu tử có thể là tình cảm đẹp đẽ và đáng trân trọng nhất của con người.

Biết Trân Trọng Tình Yêu

Tình yêu là một món quà vô cùng cao quý mà Thên Chúa ban tặng cho con người. Chính tình yêu làm cho sự sống của chúng ta trở nên đúng nghĩa của nó. Sự hiện hữu của chúng ta sẽ chẳng còn giá trị gì nếu vắng bóng tình yêu. Có lẽ, nhiều người đã trải nghiệm khoảnh khắc ai đó gõ cữa trái tim mình. Đó là lúc mà chẳng có ngôn ngữ nào có thể diễn tả hết được cảm xúc đang đến nơi tâm hồn. 

Tình yêu đến như là gia vị giúp đời ta thêm đậm đà và phong phú hơn. Nó giúp ta nếm cuộc sống với đủ vị đắng, cay, ngọt, bùi... Tình yêu đến như làn mưa xuân tưới mát cõi lòng ta giữa những oi bức, ngột ngạt của cuộc sống. Nó sưởi ấm cõi lòng ta giữa những giá lạnh cô đơn, trống vắng của cuộc đời. Thật thế, niềm hạnh phúc mà tình yêu mang đến chỉ có những ai đang nâng niu nó mới có thể hiểu thấu được.

Viết cho Em: Tuổi 18

Tuổi 18 - thời điểm được xem là bước ngoặt của cuộc đời, khi mọi thứ đang đợi chờ ở ngưỡng cửa của sự quyết định. 

Tuổi 18 như người ta thường nói là tuổi “vào đời”, bước qua ngưỡng cửa của tuổi trẻ hồn nhiên, tiến vào thế giới của những cuộc định lượng, khả năng năng suy đoán và chọn lựa. Đây là thời khắc mà những “cuộc đấu tranh” tư tưởng đang rất cam go, lúc mà cả lý trí lẫn tình cảm đang vật lộn trong giằng co, khi mà mọi điều xảy đến sẽ phụ thuộc nhiều vào quyết định trong giây phút này.

Ánh sáng Hy vọng

Giây phút liêng thiêng đêm Vọng Phục sinh hôm qua đã cho ta một trải nghiệm sâu lắng về Mầu nhiệm Phục sinh. Sự khao khát đợi chờ trong bóng tối của chúng ta đã được tỏa sáng nơi ngọn nến Phục sinh. Đức Kitô phục sinh đã trở nên nguồn hy vọng cho mỗi một người chúng ta giữa những hụt hẫng và thất vọng.

Đức Kitô phục sinh là nguồn hy vọng của sự sống mới khi Ngài đã chiến thắng sự chết của tội lỗi và đưa con người trở về làm con Thiên Chúa.

Tình mẫu tử

Suốt cả chặng đường Thập giá của Chúa Giêsu cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng luôn có một hình bóng bên cạnh, đó chính là Đức Maria – Mẹ Người.

Có thể Mẹ không nổi bật giữa đám đông ngày ấy, hoặc không được nhấn mạnh nhiều trong Cuộc Thương Khó của Con mình. Tuy nhiên, Mẹ đã bước trọn con đường lên Núi Sọ cùng với Con mình cho đến giây phút cuối cùng.

Thập giá tình yêu

Tâm điểm của Tuần Thánh chính là Thập giá, nơi Đức Kitô bị đóng đinh, chịu treo và chết vì tội lỗi của mỗi người chúng ta.

Hình ảnh Thập giá luôn cho ta một trải nghiệm đau đớn, một cảm giác ghê rợn và một cái nhìn về sự thất bại. Nhưng không! Thập giá Đức Kitô thì hoàn toàn khác. Đó là đỉnh cao của tình yêu mà Thiên Chúa biểu lộ cho con người.

Chính nơi Thập giá ấy, Chúa Giêsu đã đưa ta trở lại ơn gọi làm con Chúa. Mối tương quan giữa Thiên Chúa và con người được nối lại, tình người và tình Chúa được hòa quyện.

Tâm tư phút cuối

Trước giờ chịu khổ nạn, Chúa Giêsu đã luôn gần gũi và dành hết thời giờ với các môn đệ. Ngài muốn tâm sự những cảm xúc mà Ngài đang trải qua với họ trước thử thách lớn lao ấy. Nhưng với các môn đệ thì khác, họ vẫn chẳng hiểu Chúa Giêsu đang nói gì. Trước những buồn sầu và lo lắng của Thầy mình, họ vẫn tỏ ra hờ hững, vô tâm.

Thật đáng thương cho Chúa Giêsu trong khung cảnh ấy! Khi mà cái chết cận kề, đến cả những môn đệ thân tín nhất vẫn chẳng thể hiểu và sẻ chia nỗi niềm tâm tư với mình. Dường như đối với họ, theo thầy Giêsu là sẽ đi đến con đường vinh quang của tiền tài vật chất, của tham vọng và quyền lực. Họ vẫn không hiểu đó là con đường cứu độ bằng cái chết trên thập giá của Thầy mình. Những lợi lộc, địa vị trong mơ tưởng đã che lấp tâm trí họ, đến nỗi cả tâm trạng của Thầy mình lúc đó mà họ cũng không còn nắm bắt được.

Giọt Lệ Thống Hối

Sự trở về là tâm tình luôn được mời gọi đối với mỗi một người Kitô hữu trong Mùa Chay Thánh. Một trong những hình ảnh đặc biệt đáng để học hỏi cho sự trở về đó là Thánh Phêrô. Phêrô đã chối bỏ Thầy mình ba lần ngay trước mặt Thầy và mọi người. Tuy nhiên, cũng chính giây phút đó, ánh mắt của Thầy Giêsu và dòng nước mắt thống hối của Phêrô đã đưa cuộc đời thánh nhân đến một kết cục hoàn toàn khác.

Giọt lệ thống hối đã đưa Phêrô từ kẻ chài lưới trên biển trở nên “kẻ lưới người”, tiếp nối sứ mạng truyền giáo của Chúa Giêsu: “Tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá.” (Mt 4, 19)

Nụ Hôn Phản Bội

Một trong những hình ảnh được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong Tuần Thánh, gợi cho chúng ta không ít suy nghĩ, đó là ông Giuđa, người đã nộp Chúa bằng chính nụ hôn của mình. Là một trong những môn đệ được Chúa Giêsu chọn nhưng Giuđa lại chính là kẻ phản bội Thầy mình.

Chúa Giêsu chấp nhận cái chết để vâng theo thánh ý của Chúa Cha như tiền định từ trước. Nhưng khốn thay cho Giuđa khi ông chấp nhận trở thành kẻ bán Chúa với ba mươi đồng bạc. Bao nhiêu năm làm môn đệ của Thầy Giêsu, bao nhiêu năm đi theo Thầy khắp tứ phương thiên hạ, ấy thế mà trong những giây phút yếu lòng, Giuđa đã phản bội Thầy bằng chính một nụ hôn.

Đám Đông Hai Mặt

Cuộc Thương khó của Chúa Giêsu đã khởi đầu với một không khí rộn rã, tưng bừng bằng cuộc rước lá với những lời chúc tụng reo mừng của đám đông. Nhưng lại có một cái kết cục bi thảm cũng bởi sự nhạo báng, hô hào kết án và đóng đinh Chúa Giêsu của đám đông ấy.

Cũng đám đông ấy hôm trước vừa tung hô Chúa: “vạn tuế, vạn tuế…”, thì hôm sau lại vung tay, vung chân hô hào kết án Chúa: “đóng đinh, đóng đi nó đi…”

Đối với ta, Đức Kitô là ai?

Với trí khôn và khả năng của con người, chúng ta khó có thể nhận biết một cách trọn vẹn Đức Kitô là ai? Thật thế, sự hiểu biết mà Chúa Giêsu muốn chúng ta có về Ngài không phải là một triết lý suông hay chỉ là những lời trên môi miệng. Ngài muốn chúng ta thực hiện hóa lời tuyên xưng đó bằng những cách sống cụ thể, đó là kết hiệp mật thiết trong hành trình vác thập giá mỗi ngày và bước theo Ngài.

Cầu nguyện: chìa khóa đưa đến sự tự do đích thực

Cầu nguyện là chìa khoá của tự do. Một tâm hồn khao khát tự do đích thực là một tâm hồn biết cầu nguyện để đưa mình ta khỏi sự ràng buộc của tội lỗi. 

Chúa Giêsu như muốn minh hoạ cho chân lý ấy qua dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện: người Biệt phái thì kể công, ngẩng cao đầu nhận mình là người tốt lành, và phán xét người thu thuế là kẻ tội lỗi; trái lại người thu thuế đứng đàng xa, không dám ngước mắt lên và cúi mình đấm ngực ăn năn, nhận mình là kẻ có tội.

Lòng nhân hậu của Chúa

Cuộc sống bộn bề và quá nhiều thứ để lo nên phần nào đó làm ảnh hưởng đến tương quan của ta với Thiên Chúa trong đời sống đức tin. Hơn thế nữa, sự khó khăn và vất vả đã có những lúc khiến chúng ta có cái nhìn lệch lạc về mối tương quan đó. Như người con cả trong bài Tin Mừng hôm nay, bao lâu nay sống bên cạnh cha, người con cả vẫn xem mình như một thứ người làm công trong nhà, mà không nghĩ rằng "tất cả những gì của cha đều là của con".

Đó có thể là tâm tình của rất nhiều người trong chúng ta. Chúng ta tuân giữ và thực hành đúng đắn giới răn, nhưng có lẽ chúng ta chỉ ngước lên Chúa như một quan toà công thẳng hay như một viên cảnh sát lúc nào cũng rình rập theo dõi để trừng phạt, chèn ép và răn đe chúng ta. Từ một hình ảnh như thế về Thiên Chúa, tâm tình mà chúng ta có đối với Ngài có lẽ chỉ là sợ hãi, nô lệ. Và bởi lẽ không nhận ra Thiên Chúa như một người cha, cho nên con người cũng không nhận ra tha nhân là anh em của mình và như vậy cũng là xúc phạm đến chính Thiên Chúa .

Giây Phút Biệt Ly

Đã là con người chắc không ai không trải qua những giây phút chia ly trong cuộc đời. Đó có thể là từ biệt một người bạn, hay chia tay người mình yêu. Đó có thể là từ giả những người em, hay tiễn biệt những người thân ra đi về cõi vĩnh hằng. Tất cả đều mang lại cho ta những bồi hồi và cảm xúc thật đau xót. Nó đã trở thành một điều gì đó đặc biệt với nỗi lòng của con người. 

Cho nên, mỗi khi nghe đến từ “ly biệt”, ai trong chúng ta lại không cảm thấy chút gì đó quyến luyến, nuối tiếc. Giây phút chia ly ai đó luôn đưa đến cho ta những cảm xúc hụt hẫng, mất mát gì đó khó tả. Khoảnh khắc biệt ly còn được ở bên người mình yêu mến thì càng bùi ngùi cay đắng. Đặc biệt, những giây cuối cùng bên những cuộc chia ly chẳng hẹn ngày gặp lại thì càng thêm xao xuyến và xót xa hơn.

Công Cha Nghĩa Mẹ

Dẫu đi đâu và làm gì đi chăng nữa thì mỗi lần nghe đến hai từ “gia đình”, ai trong chúng ta cũng có chút gì đó xao xuyến. Những lúc như thế bao nhiêu tình cảm, tâm tư và cả những kỷ niệm được gợi lại trong ký ức. 

Gia đình là nơi giáo dục đầu đời không những về sự lớn lên trong đời sống hằng ngày mà còn về sự trưởng thành trong đời sống tâm linh. Gia đình giúp ta khuôn đúc và hình thành với những tính cách mà ta đang sở hữu nơi mình hôm nay. Gia đình là cái nôi tình thương ru ta vào đời. Dù cho thời gian có trôi đi, vạn vật có thay đổi nhưng kỷ niệm về gia đình là hành trang theo ta suốt cả cuộc đời mà chẳng bao giờ có thể phai nhạt.

Nốt lặng cuộc đời

Vạn vật trong vũ trụ luôn chuyển động một cách không ngừng. Đến những cái ta tưởng chừng như nó bất động nhưng hàm chứa trong nó nhiều chuyển động mà mắt thường ta không thấy được. Cuộc sống của chúng ta cũng vậy, luôn là một sự vận hành không ngừng nghỉ. Giống như dòng thời gian, nó đưa ta vào guồng quay của mọi thứ, đẩy ta về phía trước, đối đầu với những cái mới mẻ, trải nghiệm những khác biệt. 

Sự chuyển động đó làm con người ta thay đổi dẫu rằng ta vẫn là ta. Đâu đó trong ta luôn có một lực tiến, đẩy ta lao về phía trước, để tìm kiếm những nhu cầu của bản thân, để tận hưởng những sắc thái của cuộc sống và tìm kiếm cái hạnh phúc của cuộc đời. Luôn tiến thân là điều tốt, nhắm đến tương lai là điều nên làm, nhưng giữa dòng chảy bôn ba của cuộc sống, ta mãi đi mà không có điểm dừng chân liệu có tốt không?

Tìm Chúa trong đời

Hành trình tìm kiếm mỗi ngày là điều thêu dệt nên cuộc sống của mỗi chúng ta. Con người luôn mang trong mình một khao khát tìm kiếm giữa muôn trùng cách trở của cuộc đời. Người thì đang ngày ngày đi tìm cho mình những đồng tiền để lo cơm ăn áo mặc. Giớ trẻ đi tìm cho mình những tấm bằng kiến thức và những công việc phù hợp để bắt đầu hành trang cuộc sống. Người thì gắng tìm cho mình một địa vị trong xã hội để mong dễ dàng hơn trong việc lo cho gia đình. Kẻ thì tìm kiếm sự giàu sang để toại nguyện mơ ước và để khẳng định chính mình… Dẫu ai đi nữa, đã là người thì luôn mang trong mình một sự tìm kiếm nào đó và cái đích của sự tìm kiếm đó là hạnh phúc. Nhưng trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc ấy, ít thấy ai nhắc đến là mình đang đi tìm Chúa. Nếu vắng Chúa trong đời, liệu ta có tìm được hạnh phúc không? Hay đó chỉ là những niềm vui chóng qua nơi trần thế này mà ta cứ ngỡ đó là hạnh phúc thật?

Giá trị của Lời Chúa

Một trong những món quà quý báu mà Chúa Giêsu mang đến cho con người là Lời Ngài. Bởi lẽ, đây không phải là lời của con người nhưng là tiếng nói của Thiên Chúa từ trời cao ban xuống. Lời Chúa như là kim chỉ nam cho cuộc sống của mỗi chúng ta. Thế nhưng, một thực tạ đáng buồn là không những con người không thực hành Lời Chúa mà còn có nhiều người không muốn đón nhận Lời Ngài. Chúa Giêsu đã nói đến tầm quan trọng của Lời Chúa trong đời sống của con người khi Ngài nói: người nào xem thường Lời Chúa thì cũng giống như xây nhà trên cát; còn người biết lấy Lời Chúa làm định hướng cho cuộc đời mình thì tựa như xây nhà trên nền đá. Đối với đời sống đức tin, Lời Chúa đóng một vai trò rất quan trọng như là bản định hướng đời sống cho con người trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

Sự thờ ơ vô cảm

Cuộc giáng lâm của Con Thiên Chúa đã chứng kiến nhiều sự kiện lạ lùng xảy ra. Ngài đã đến thế gian bằng một cách nghèo hèn vượt qua cả sự tưởng tưởng của con người. Ngài được gửi gắm nơi một gia đình nghèo. Ngài chọn một cảnh nghèo khổ và bi đát để sinh ra. Những người bần cùng nhất trong xã hội thời đó lại là những người đầu tiên đến với Ngài. Tất cả những điều ấy là minh chứng cho tình yêu vô biên mà Thiên Chúa muốn chia sẻ với phận người ngang qua Con Một của mình. Thế nhưng, ngay cả thời đó, sự thờ ơ lạnh nhạt của con người đã được thể hiện rõ xung quanh sự kiện Chúa Giêsu sinh ra.