Lo lắng bận tâm

"Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho. Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy." (Mc 6, 33-34)

Hôm nay, Đức Giêsu thật có lý khi cấm chúng ta không được làm tôi tiền của và Người còn khuyên chúng ta đừng lo lắng về “của ăn, áo mặc". Động từ lo lắng được lập đi lập lại 6 lần, chứng tỏ tính cấp bách phải từ bỏ mọi lo âu thái quá, vì cả cuộc sống chúng ta đều ở trước rnặt Chúa Cha, Đấng biết rõ mọi thứ chúng ta cần.

Phục vụ trong khiêm nhường

Tên tuổi bị quên lãng theo năm tháng, quyền lực cũng bị chấm dứt theo thời gian, và những gì thuộc về thế gian sẽ trở về với thế gian..., đó là phần số dành cho tất cả những ai lấy quyền lực làm cứu cánh của cuộc sống. Thánh vịnh 48 đã nói: "Tuy họ lấy tên mình mà đặt cho miền này xứ nọ, nhưng ba tấc đất mới thật là nhà, nơi họ ở muôn đời muôn kiếp".

Đó là chân lý mà Lời Chúa hôm nay muốn nhắn nhủ mỗi người chúng ta. Khi loan báo cuộc Thương khó của Ngài, Chúa Giêsu cũng bày tỏ giá trị đích thực của con người. Giá trí ấy không nằm ở quyền bính, danh vọng, của cải, mà là sự phục vụ.

Nô lệ hay tự do với tiền của

“Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được." (Mc 6, 24).

Sống là một chuỗi những chọn lựa. Chính những chọn lựa này sẽ làm cho ngưới ta thành công hay thất bại, trở nên người tốt hay hóa ra kẻ xấu, được hạnh phúc hay phải khổ đau. Đã chọn lựa điều này thì phải từ bỏ điều kia. Từ bỏ bao giờ cũng nuối tiếc dằng co. Níu kéo điều này thì bõ lỡ điều khác, những với bản tính của một con người, đó là điều khó có thể chấp nhận.

Bởi thế, hôm nay Đức Giêsu muốn các môn đệ của Người phải chọn lựa dứt khoát, không có thái độ lưng chừng hoặc "bắt cá hai tay". Người "bắt cá hai tay" bao giờ cũng là kẻ thua thiệt nhất, thà rằng được một chứ đừng vì muốn hai mà đánh mất tất cả.

Tính thánh thiêng của hôn nhân

Tình yêu bao giờ cũng hướng đến vĩnh cửu bất diệt. Hôn nhân là một định chế nhằm củng cố và bảo vệ tính vĩnh viễn và toàn diện của tình yêu. Bằng sự ràng buộc có tính pháp lý, tính vĩnh viễn và toàn diện của tình yêu được đảm bảo hơn.

Gia đình cùng với sự chào đời của con cái vốn là một cộng đồng cơ bản của xã hội. Làm sao có thể giáo dục con cái cách tốt đẹp, nếu không có sự ổn định và bền vững trong gia đình. Hơn nữa, trong cái nhìn của Chúa Giêsu, hôn nhân và gia đình có sức đòi hỏi và bất khả phân ly đó chính là vì ý muốn của Thiên Chúa, mà không quyền lực nhân loại nào có thể phá vỡ được.