Lễ Suy tôn Thánh giá (14.9)

Đối với  những người không cùng niềm tin, Thập giá là biểu tượng của sự đau khổ, sự chết, sự thất bại và kể cả sự ô nhục.

Tuy nhiên, đối với người Kitô hữu, Thập giá là một dấu chỉ thiêng liêng, cao quý vượt xa sự hiểu biết của con người. Người Kitô hữu xem Thập giá là biểu tượng của sự hy sinh, chiến thắng, vinh quang và trên hết đó là biểu tượng của tình yêu Thiên Chúa đối với con người.

Thật thế, Thập giá là trung tâm đời sống đức tin của người Kitô hữu. Bởi vì, Thập giá chính là nơi mà ơn cứu độ đã đến với toàn nhân loại; là nơi mà con người được được hòa giải với Thiên Chúa; và cũng là nơi mà tình yêu Thiên Chúa Chúa dành cho con người được mạc khải cách thực sự và trọn vẹn.

Đức Mẹ Fatima: Lời nhắn nhủ của Mẹ vẫn còn mang tính thời sự

Ngày 13. 5 năm nay đánh dấu đúng 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima. Con cái Mẹ khắp nơi sẽ mừng kính sự kiện đặc biệt này trong tâm tình tôn kính và mến yêu Mẹ. Đây là dịp để mỗi người chúng ta bày tỏ tâm tình của mình lên Mẹ, cũng như nhìn lại sứ điệp mà Mẹ gửi đến cho toàn thế giới cách đây 100 năm.

Sự hiện ra tại Fatima không chỉ có ý nghĩa sâu sắc về mặt tôn giáo, nhưng hơn thế sự kiện đó còn mang những thông điệp quan trọng đến với toàn nhân loại trên cả phương diện xã hội lẫn chính trị.

Tại Fatima cách đây 100 năm, qua sự hiện ra với ba đứa trẻ, Mẹ đã mang đến cho con người những lời cảnh báo kèm theo những yêu cầu cần thiết để cứu vớt nhân loại khỏi biến động bất an, tai họa chiến tranh và sự diệt vong. Những cảnh báo đó đã dần dần được biểu lộ theo dòng thời gian.

Bỏ Thầy con biết theo ai?

(Suy niệm thứ 7 – Tuần 3 Phục sinh - A)

“Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết theo ai? Thầy mới có lời đem lại sự sống đời đời?” (Ga 6, 68)

Lời tuyên xưng một cách xác tín của Phêrô là câu hỏi cho mỗi người chúng ta trên hành trình đức tin của mình: Chúng ta đang theo ai? Người chúng ta theo là ai?

Nhờ đâu mà thánh Phêrô có thể tuyên xưng được như thế? Nhìn vào cuộc sống của thanh nhân được Kinh Thánh diễn tả, chúng ta có thể thấy được ba yếu tố đã đưa thánh Phêrô và các Tông Đồ đến việc tuyên xưng đức tin trong một hoàn cảnh đặc biệt như thế.

Có Chúa trong đời

(Suy niệm thứ 7- Tuần 2 Phục sinh - A)

VẮNG CHÚA TRONG ĐỜI
Các Môn đệ giữa biển hồ trong bài Tin mừng hôm nay gặp phải sóng gió dữ dội, biển động mạnh. Họ sợ hãi, họ thất vọng. Vì hành trình của họ vắng bóng Chúa.

Như chiếc thuyền giữa biển hồ, mỗi chúng ta cũng giống như con thuyền giữa biển đời đầy biến động hôm nay. Giữa sóng gió thử thách luôn rình rập, nếu không có Chúa, chúng ta dễ chìm ngập trong thất vọng. Giữa bảo tố của cám dỗ, nếu quên Chúa, chúng ta sẽ bị cuốn theo những đam mê tội lỗi.

Xin vâng như Mẹ Maria

(Lễ Truyền tin - 25/3)

Đối với một người phụ nữ, khoảnh khắc làm mẹ thật cao cả và thiêng liêng. Hạnh phúc biết bao trong giây phút đầu tiên cưu mang trong cung lòng đứa con của mình. Tuy nhiên hoàn cảnh làm mẹ đến với Mẹ Maria theo cách rất đặc biệt. Hành trình làm mẹ của Mẹ Maria đến trong một khung cảnh vừa kỳ lạ nhưng cũng thật đơn sơ, vừa bất ngờ nhưng lại rất thánh thiêng và sâu sắc.

Lời Chúa trong ngày lễ Truyền tin đưa chúng ta đến một viễn cảnh thật thiêng liêng trong giây phút làm mẹ của Đức Maria. Đó là một hành trình thật cao cả và tuyệt vời. Mẹ đón nhận Con Thiên Chúa trong sự khiêm hạ đơn hèn. Mẹ đón nhận thiên chức làm Mẹ Thiên Chúa trong cái nhìn của đức tin để vượt qua những gian nan thử thách. Mẹ đã xin vâng trong sự tín thác để đồng hành cùng con mình đến tận hơi thở cuối cùng trên thập giá.

Hạt giống Lời Chúa

Một trong những kho tàng lớn nhất mà Thiên Chúa để lại cho nhân loại hôm nay đó là Lời của Ngài. Kinh Thánh là cuốn sách chứa đựng trọn vẹn cho sự mạc khải của Thiên Chúa và lời dạy của Ngài.

Kinh Thánh không chỉ là một minh chứng rõ ràng về Đức Kitô, về Đức tin, về Hội Thánh… mà hơn nữa đó còn là một kho tàng quý giá và sống động trong việc hướng dẫn con người trên con đường tìm kiếm hạnh phúc thật.

Đối với người Kitô hữu, Lời Chúa luôn mang một tầm vóc quan trọng trong, đồng thời là phương thế hữu hiệu nhất để thực hành một đời sống luân lý tốt lành và một đời sống đức tin sốt mến.

Lối nhìn thiển cận

“Bụt nhà không thiêng” là một lối nhìn thiển cận đã ăn sâu vào trong tâm trí nhiều người. Người ta nhìn và đánh giá dựa trên những thành kiến cá nhân mà thiếu đi sự nhạy bén nơi những giá trị thực tại.

Lời Chúa hôm nay cho chúng ta thấy cách nhìn phán xét về Chúa Giêsu của những người cùng quê. Trong mắt họ, Chúa Giêsu chỉ là con người tầm thường và rất tầm thường là đàng khác. Vì ngài sinh ra trong một gia đình nghèo, địa vị xã hội thấp kém, con bác thợ mộc lam lũ… 

Con đường Giêsu

Hành trình rao giảng của Đức Giêsu đã cho người đời chứng kiến biết bao nhiêu điều kỳ diệu mà một người bình thường không thể làm được. Qua những gì mắt thấy tai nghe, nhiều người đã ước ao được trở nên môn đệ của Ngài. Với những khả năng siêu việt của Chúa Giêsu qua việc chữa lành bệnh tật, làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, đã không ít người trầm trồ ngưỡng mộ và muốn theo chân của Ngài. Hơn thế nữa, Ngài là một nhà giảng thuyết đầy thông minh và thuyết phục, khiến nhiều người tin chắc rằng đây chính là Đấng Cứu độ mà họ đang chờ đợi.

Thật hạnh phúc cho 12 Tông đồ Chúa chọn. Trong hành trình rao giảng của mình, Ngài chỉ chọn 12 người giữa để đồng hành cùng. Suốt quảng thời gian bên Chúa, họ được Ngài chỉ dạy cho nhiều điều quý giá, được chứng kiến biết bao điều Ngài làm, được nghe những lời giáo huấn sâu sắc, và trên hết là tận mắt xem thấy lối sống khó nghèo và khiêm hạ của Chúa. Ấy thế mà chẳng một ai trong các ông hiểu rõ về Ngài và con đường Ngài đang đi. Họ vẫn bị che khuất bởi những ảo tưởng trần thế, họ đang mơ mộng về một ngày sung túc trong vinh quang khi Chúa mình làm vua.

Giáng Sinh: Dấu chỉ sự Bình an

Giữa thế giới hôm nay có lẽ sự bình an là điều mà ai trong chúng ta cũng mong ước. Đặc biệt cuộc sống đang ngày càng đối điện với nhiều cạnh tranh và khó khăn thì những giây phút bình an lại trở nên khan hiếm hơn bao giờ hết.

Mỗi độ Giáng sinh về, chúng ta lại ngân nga câu hát “Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm.” Thật thế, Hài Nhi Giêsu đã đến để xóa sạch tội lỗi và mang lại bình an cho muôn dân. Bình an đã đến với nhân loại khi con người được giao hòa và trở nên con cái Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô. Chính Ngài là “Hoàng tử Bình an”.

Benedictus – Chúc tụng Thiên Chúa

(Suy niệm 24.12)

Bài ca Benedictus – chúc tụng Thiên Chúa thật thích hợp đối với tâm tình của mỗi một người Kitô hữu trong những giờ cuối cùng trong thời khắc thiêng liêng đợi chờ Con Một Thiên Chúa hạ sinh.

“Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa It-ra-en, đã viếng thăm cứu chuộc dân người.” Lời ca tạ ơn đã được ông Dacaria cất lên nơi chính cõi lòng hoan hỉ của ông. Niềm vui khôn tả nơi tâm hồn đã khiến ông không ngớt cất cao lời ca ngợi ấy.

Gioan Tẩy giả - chứng nhân Mầu nhiệm Giáng sinh

(Suy niệm 23.12)

Suốt thời gian Mùa Vọng, Phụng vụ Giáo hội liên tục lặp lại hình ảnh của Gioan Tẩy giả như là một nhân chứng sống động cho Mầu Nhiệm Con Thiên Chúa giáng trần. Gioan Tẩy giả là một nhân vật quan trong khi Thiên Chúa mở đầu thời kỳ cứu chuộc được Tân Uớc gọi là thời sau hết. Ngài được Phúc âm nói đến như một vị tiền hô của Chúa Giêsu và một hình ảnh của Đức Kitô.

Được gọi là Vị Tiền hô, Gioan Tẩy giả dường như được sinh ra cho một sứ mệnh: con sẽ là tiên tri của Đấng Tối Cao. Một vị tiên tri can đảm không sợ quan quyền cũng như vua chúa, được mọi người kính nể, đến nỗi người ta lầm tưởng ngài là Đấng Cứu Thế. Tuy can đảm, nhưng ngài rất khiêm tốn: Tôi không xứng đáng cúi xuống cởi dây giày cho Người. Và người đó chết một cách anh hùng với sứ mệnh làm chứng cho sự thật.

Magnificat – Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa

(Suy niệm 22.12)

Đức Kitô không những đến trần gian để giao hòa con người với Thiên Chúa, mà Ngài còn là kiểu mẫu của con người đã được giao hòa. Ngài đến đế mang hơi ấm Tin Mừng đến cho nhân loại. Tin mừng ấy chính là con người được cứu rỗi, được yêu thương, và không có gì phù hợp với Tin mừng cho bằng thái độ phấn khởi vui tươi trong cuộc sống.

Đức Maria là người đầu tiên đón nhận Ơn Cứu độ. Thái độ của Maria chính là gương mẫu cho mỗi một người Kitô hữu. Mẹ đã mau mắn đáp lời thưa xin vâng để công trình Cứu độ của Thiên Chúa được hiện hữu. Mẹ đã ra đi đến với Isave để báo tin vui, và trong một giây phút gặp gỡ thiêng liêng ấy, Mẹ đã để cho lời ca của cả một dân tộc được hát lên. Bài ca ấy qua muôn thế hệ được Giáo hội lấy làm chính lời kính của mình.