Thông thường, kinh
nghiệm sống vẫn có giá trị hơn những hiểu biết suông. Cuộc sống là quyển sách
có giá trị gấp trăm ngàn lần sách vở, và những gì chúng ta cảm nhận được luôn
có giá trị hơn những lý thuyết. Pascal đã có lý khi nói: “Một giờ thuyết giảng
về đau khổ không có giá trị bằng vài giây phút chịu đau khổ”.
Trong khía cạnh đức tin cũng thế, điều căn tính là sự kết hiệp giữa một tâm hồn với Chúa. Nói như thế có nghĩa đức tin không phải là một hiểu biết mà con người đắc thủ được do cố gắng của chính mình. Đức tin trước hết là một ân ban nhưng không của Thiên Chúa. Nói khác đi, một con người không thể tự mình tìm ra Chúa và chiếm hữu được Ngài, nhưng trái lại chính Ngài là Đấng đến với con người và chiếm hữu con người.
Trong khía cạnh đức tin cũng thế, điều căn tính là sự kết hiệp giữa một tâm hồn với Chúa. Nói như thế có nghĩa đức tin không phải là một hiểu biết mà con người đắc thủ được do cố gắng của chính mình. Đức tin trước hết là một ân ban nhưng không của Thiên Chúa. Nói khác đi, một con người không thể tự mình tìm ra Chúa và chiếm hữu được Ngài, nhưng trái lại chính Ngài là Đấng đến với con người và chiếm hữu con người.
Sau một thời gian
giảng dạy và làm phép lạ, Chúa Giêsu đã thu hút được rất nhiều người trong đó
có các môn đệ hầu hết xuất thân từ môi trường thấp kém, nghèo khổ. Chính những
con người nghèo hèn này đã tin nhận và đi theo Chúa, trong khi những người biệt
phái thì lại khước từ Ngài, tự phụ về các kiến thức của mình. Chính vì thế,
Chúa Giêsu đã cầu nguyện với Chúa Cha: "Lạy Cha là chúa tể trời đất, con
xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết
những điều này, nhưng lại mạc khải cho những kẻ bé mọn".
Như thế, hiểu biết về Chúa không hẳn chỉ là một mớ lý thuyết, giáo điều mà chúng ta đọc mỗi ngày. Sự hiểu biết về Chúa cũng không phải chỉ căn cứ vào những suy tư thông thái, uyên bác của chúng ta. Nhưng sự hiểu biết đó chính là kết hợp sâu xa giữa tâm hồn với Chúa. Chỉ những ai biết loại bỏ ra khỏi tâm hồn mình lớp vỏ dầy cộm của kiêu căng, để mặc lấy tinh thần đơn sơ khiêm tốn, người đó mới có thể được Chúa lấp đầy tâm hồn.
Một xã hội càng văn
minh tiến bộ, con người càng tự đắc về những khả năng của mình, và càng khép
kín tâm hồn với Thiên Chúa. Dĩ nhiên, Thiên Chúa không phải là kẻ thù của sự
tiến bộ, trái lại, Ngài luôn mong muốn cho mọi người được sống và sống xứng
đáng với phẩm giá con người.
Lẽ ra khi con người
chợt nhận ra khả năng của mình, họ phải biết đó là một ân huệ của Thiên Chúa.
Đã không được như vậy, con người lại đi đến chỗ chối bỏ nguồn gốc sự thông minh
của mình, và đó là thảm cảnh của con người thời đại.
Chúa không muốn
chúng ta trở nên đần độn nghèo hèn để được nhận ra Chúa, Ngài chỉ muốn chúng ta
mặc lấy tâm tình đơn sơ khiêm tốn để được lấp đầy bầng chính ánh sáng của Ngài.
Xin ánh sáng của Chúa chiếu rọi vào tâm hồn lầm than hiện tại của chúng ta, để
chúng ta luôn nhận ra giá trị của đau khổ hy sinh, và đón nhận tình yêu của
Ngài.
J.B Le Dinh Nam
No comments:
Post a Comment