NIỀM VUI PHỤC SINH

Người đời vẫn thường diễn tả niềm vui tột cùng của mình bằng câu cửa miệng: “vui như chết sống lại”. Thật thế, chắc sẽ chẳng có niềm vui nào lớn hơn cho bằng niềm vui người thân của mình sống lại.

Ánh sáng Phục sinh đã từng tỏa ngay sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần. Nấm mồ lạnh lẽo, chết chóc nay được mở tung và tràn đầy sức sống. Tin mừng Phục sinh đã sưởi ấm bao cõi lòng buồn phiền, cay đắng. Niềm vui Phục sinh đã lau khô những đôi mắt ngấn lệ của những người phụ nữ. Niềm hy vọng Phục sinh đã xoa tan thất vọng ê chề nơi các môn đệ.

Đức Kitô đã Phục sinh! Chúa đã sống lại thật! Allêluia!

CHÚA NHẬT PHỤC SINH: Ý NGHĨA CUỘC ĐỜI

Nếu như chúng ta gọi Giáng Sinh là lễ vui mừng nhất, thì Phục Sinh là lễ vinh quang nhất. Nếu gọi Lễ Giáng sinh khai mở niềm hy vọng của Ơn Cứu độ thì Phục sinh chính là bằng chứng xác thực của niềm hy vọng đó.
 
Thật thế, sự Phục Sinh là chân lý chóp đỉnh của đức tin Kitô giáo, như Thánh Phaolô xác tín: “Nếu Đức Kitô đã không chỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền”(1Cr 15,17).

THỨ 7 TUẦN THÁNH: CHIÊM NGẮM ĐỨC MARIA

Hình ảnh Đức Maria đứng dưới chân Thập giá Chúa Giêsu không thể nào diễn tả hết bằng lời. Có lẽ không người mẹ nào có thể đồng hành, chứng kiến và đứng vững trước hành trình đi đến cái chết của con mình. Nhưng Đức Maria thì khác! Mẹ đã làm được điều đó.

Thứ Bảy Tuần Thánh như một truyền thống là ngày dành cho sự chiêm ngắm Đức Maria. Khi Chúa Giêsu đã lìa khỏi thế, thân xác được hạ xuống trong vòng tay yêu thương của Mẹ. Mẹ ôm trọn con mình vào lòng và táng xác con trong mồ. Nhờ đâu mà Mẹ vẫn kiên vững đến như vậy?

THỨ 6 TUẦN THÁNH: VINH QUANG THẬP GIÁ


Đối với người đời, thập giá luôn mang một màu sắc của sự đau khổ, bạo lực và chết chóc. Nhưng đối với Kitô hữu, Thập giá Đức Kitô lại luôn là biểu tượng của tình yêu, sự vinh quang và niềm tự hào.

Có lẽ đó là lý do mà người phương Tây gọi hôm nay là “Good Friday” – Ngày thứ Sáu Tốt lành. Thật thế, khi Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng cũng chính giây phút Ơn Cứu độ của Thiên Chúa đến với nhân loại. Đó là ngày mà thân phận làm con Thiên Chúa của chúng ta được hàn gắn lại trọn vẹn.

THỨ 5 TUẦN THÁNH: HÃY LÀM NHƯ CHÚA GIÊSU

Phụng vụ Thánh lễ Tiệc ly luôn chất chứa nhiều cảm xúc, nỗi niềm và đầy ý nghĩa. Tin Mừng gợi lại cho chúng ta khung cảnh Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ. Hình ảnh và hành động “thầy rửa chân trò” mang một giá trị nhân văn sâu sắc và đậm đà tình nghĩa.

Tin mừng Gioan tường thuật “Người yêu thương họ đến cùng.” Vì yêu thương đến cùng, Chúa Giêsu đã muốn dành khoảnh khắc cuối thiêng liêng này bên các môn đệ thân tín của mình. Ngài ước mong được tâm tư với họ trước những giây phút cuối ở trần gian này. Ngài đã để lại cho họ lời trăn trối không chỉ bằng lời mà bằng cả hành động của mình.

THỨ 4 TUẦN THÁNH: CÁI TÔI VÀ THIÊN CHÚA

Con người, vốn dĩ ai cũng bị lôi cuốn, ràng buộc bởi những lợi lộc và giá trị ở trần gian. Và Giuda trong trình thuật Tin Mừng hôm nay không phải là một loại trừ.

Có lẽ ai trong chúng ta cũng khẳng định rằng: vì đồng tiền, Giuda đã vô ơn bạc nghĩa bán Thầy của mình. Tuy nhiên, điều đó chưa phải là tất cả! Cái tôi của Giuda mới là căn nguyên và cội nguồn của sự phản bội đó. Bởi cái tôi tự cao nên Giuđa trở nên cứng lòng, cứng dạ, không chịu thay đổi, hoán cải.

THỨ 3 TUẦN THÁNH: NỖI LÒNG CỦA CHÚA GIÊSU

Có lẽ không có nổi đau nào lớn cho bằng nổi đau bị phản bội bởi chính người mình yêu mến. Cũng là con người, Chúa Giêsu chắc đã ray rứt tâm can khi biết trước sự chối bỏ và phản bội của học trò mình. Ngài đau bởi vì Ngài đã rất mực yêu thương họ.

Lời Chúa hôm nay tiên báo trước sự phản bội của Giuđa và sự chối Thầy của Phêrô. Thiết nghĩ, tình yêu của Thầy Giêsu lớn hơn rất nhiều so với sự phản bội và từ chối của học trò, cho nên Ngài phải rất đau khổ và tổn thương khi phải chứng kiến cảnh “trò phản bội thầy”.

THỨ 2 TUẦN THÁNH: ĐẾN VỚI CHÚA GIÊSU

Lời Chúa hôm nay đem đến cho ta một hình ảnh thật đẹp và ý nghĩa đó là Maria ngồi kề dưới chân Chúa. Bà xức dầu thơm quý giá lên chân Người và lấy tóc mà lau.

Đức Giêsu đã không ngăn cả Maria vì Ngài biết rằng đây là điều cô cần: cô cần Chúa, cô muốn dành thời gian bên Chúa. Hình ảnh Maria đến bên Chúa chính là lời mọi gọi cho mỗi người Kitô hữu chúng ta trong Tuần Thánh này: Hãy đến với Chúa Giêsu!

CHÚA NHẬT LỄ LÁ: BƯỚC ĐI CÙNG ĐỨC GIÊSU

Phụng vụ Lễ Lá cho chúng ta thấy hai khung cảnh ảnh đối lập nhau. Khởi đầu bằng việc đón rước Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem với bầu khí nhiệt huyết và đầy hân hoan. Đoàn người mừng vui rước lá và không ngớt reo hò: Hoan hô, chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa!

Trái ngược lại, ba bài đọc trong Thánh lễ lại diễn tả bối cảnh u sầu, ảm đạm và bi thương. Tất cả đều tập trung về cái chết thê thảm của Chúa Giêsu trên Thập giá. Trong bài Thương khó, dân chúng không ngừng kêu lớn tiếng: Đóng đi nó vào thập giá! Đóng đinh nó vào thập giá!