BƯỚC THEO ĐỨC KITÔ

 (Suy niệm Thứ 6 Tuần VI - Mùa Thường Niên)

“Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giáo và theo”, chính là lời mời gọi quyết liệt và ‘dữ dội’ của Chúa Giêsu. Có thể lời đó khó nghe, có thể lời đó khó lọt tai. Nhưng đó là sự thật mà người Kitô hữu phải đối diện, phảI chọn lựa, và không được mập mờ, không được đi nước đôi, khi muốn bước theo Đức Kitô cách trọn vẹn.

ĐỨC TIN VÀ DẤU LẠ

(Suy niệm Thứ 2 Tuần VI - Mùa Thường Niên)

Trong Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã tỏ ra gay gắt với thái độ mù quáng và nghi ngờ của những Biệt phái. Chứng kiến sự kiện lạ lùng và phi thường mà Chúa Giêsu đã làm, họ vẫn không tin vào quyền năng và sứ mệnh thiên sai của Chúa Giêsu. Họ đòi hỏi Ngài làm một dấu chỉ vĩ đại hơn hữa để họ có thể tin, và cũng một cách nào đó để thách thức Ngài. Tuy nhiên Ngài đã từ chối một cách thẳng thừng: "Thế hệ này sẽ không được một dấu lạ nào cả”.

Trong cuộc sống đời thường, nếu chúng ta đặt mọi sự kiện dưới nhãn quan đức tin, thì mỗi biến cố trong đời chính là dấu chỉ mà Thiên Chúa gửi đến cho chúng ta. Thật vậy, không phải là Chúa không làm phép lạ, nhưng quan trọng hơn là chúng ta có nhận ra phép lạ đó mỗi ngày nơi cuộc sống của mình hay không.

EP-PHA-THA: HÃY MỞ RA

 (Suy niệm Thứ 6 Tuần V - Mùa Thường Niên)

Hành động của Chúa Giêsu trong phép lạ chữa lành người câm điếc chính là hành động được lặp lại trong việc cử hành Bí tích Rửa tội. Hành động trong nghi thức đó được gọi là lời cầu nguyện Ep-pha-tha, Hãy mở ra.

Thật thế Bí tích Rửa tội cũng chính là một phép lạ mà qua đó, chúng ta được tẩy xóa tội tổ tông và được tái sinh trong đời sống mới. Trong phép lạ đó Chúa nói với mỗi người chúng ta: Ep-pha-tha, Hãy mở ra.

LỄ ĐỨC MẸ SẦU BI (15.9): MẸ ĐỨNG ĐÓ

Không quá ngạc nhiên khi chúng ta mừng kính lễ Đức Mẹ Sầu Bi (15.9) ngay sau lễ Suy tôn Thánh giá (14.9). Theo khía cạnh con người, Giáo hội muốn diễn tả sự đau khổ của Đức Mẹ sau khi mất đi người Con yêu dấu của mình là Đức Giêsu.

Tuy đau đớn tột cùng nhưng không vì thế mà Mẹ chùn bước, quỵ ngã. Mẹ đã đứng vững dưới chân Thập giá như lời bài hát “Mẹ đứng đó” của Linh mục Kim Long: “Mẹ đứng đó khi hoàng hôn tím màu, nhạc thương trầm buồn hắt hiu, đồi cao u hoài loan máu đào…”;  “Mẹ đứng đó, tâm hồn tê tái sầu, hiệp thông cùng con dấu yêu…”

NIỀM VUI PHỤC SINH

Người đời vẫn thường diễn tả niềm vui tột cùng của mình bằng câu cửa miệng: “vui như chết sống lại”. Thật thế, chắc sẽ chẳng có niềm vui nào lớn hơn cho bằng niềm vui người thân của mình sống lại.

Ánh sáng Phục sinh đã từng tỏa ngay sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần. Nấm mồ lạnh lẽo, chết chóc nay được mở tung và tràn đầy sức sống. Tin mừng Phục sinh đã sưởi ấm bao cõi lòng buồn phiền, cay đắng. Niềm vui Phục sinh đã lau khô những đôi mắt ngấn lệ của những người phụ nữ. Niềm hy vọng Phục sinh đã xoa tan thất vọng ê chề nơi các môn đệ.

Đức Kitô đã Phục sinh! Chúa đã sống lại thật! Allêluia!

CHÚA NHẬT PHỤC SINH: Ý NGHĨA CUỘC ĐỜI

Nếu như chúng ta gọi Giáng Sinh là lễ vui mừng nhất, thì Phục Sinh là lễ vinh quang nhất. Nếu gọi Lễ Giáng sinh khai mở niềm hy vọng của Ơn Cứu độ thì Phục sinh chính là bằng chứng xác thực của niềm hy vọng đó.
 
Thật thế, sự Phục Sinh là chân lý chóp đỉnh của đức tin Kitô giáo, như Thánh Phaolô xác tín: “Nếu Đức Kitô đã không chỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền”(1Cr 15,17).

THỨ 7 TUẦN THÁNH: CHIÊM NGẮM ĐỨC MARIA

Hình ảnh Đức Maria đứng dưới chân Thập giá Chúa Giêsu không thể nào diễn tả hết bằng lời. Có lẽ không người mẹ nào có thể đồng hành, chứng kiến và đứng vững trước hành trình đi đến cái chết của con mình. Nhưng Đức Maria thì khác! Mẹ đã làm được điều đó.

Thứ Bảy Tuần Thánh như một truyền thống là ngày dành cho sự chiêm ngắm Đức Maria. Khi Chúa Giêsu đã lìa khỏi thế, thân xác được hạ xuống trong vòng tay yêu thương của Mẹ. Mẹ ôm trọn con mình vào lòng và táng xác con trong mồ. Nhờ đâu mà Mẹ vẫn kiên vững đến như vậy?

THỨ 6 TUẦN THÁNH: VINH QUANG THẬP GIÁ


Đối với người đời, thập giá luôn mang một màu sắc của sự đau khổ, bạo lực và chết chóc. Nhưng đối với Kitô hữu, Thập giá Đức Kitô lại luôn là biểu tượng của tình yêu, sự vinh quang và niềm tự hào.

Có lẽ đó là lý do mà người phương Tây gọi hôm nay là “Good Friday” – Ngày thứ Sáu Tốt lành. Thật thế, khi Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng cũng chính giây phút Ơn Cứu độ của Thiên Chúa đến với nhân loại. Đó là ngày mà thân phận làm con Thiên Chúa của chúng ta được hàn gắn lại trọn vẹn.

THỨ 5 TUẦN THÁNH: HÃY LÀM NHƯ CHÚA GIÊSU

Phụng vụ Thánh lễ Tiệc ly luôn chất chứa nhiều cảm xúc, nỗi niềm và đầy ý nghĩa. Tin Mừng gợi lại cho chúng ta khung cảnh Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ. Hình ảnh và hành động “thầy rửa chân trò” mang một giá trị nhân văn sâu sắc và đậm đà tình nghĩa.

Tin mừng Gioan tường thuật “Người yêu thương họ đến cùng.” Vì yêu thương đến cùng, Chúa Giêsu đã muốn dành khoảnh khắc cuối thiêng liêng này bên các môn đệ thân tín của mình. Ngài ước mong được tâm tư với họ trước những giây phút cuối ở trần gian này. Ngài đã để lại cho họ lời trăn trối không chỉ bằng lời mà bằng cả hành động của mình.

THỨ 4 TUẦN THÁNH: CÁI TÔI VÀ THIÊN CHÚA

Con người, vốn dĩ ai cũng bị lôi cuốn, ràng buộc bởi những lợi lộc và giá trị ở trần gian. Và Giuda trong trình thuật Tin Mừng hôm nay không phải là một loại trừ.

Có lẽ ai trong chúng ta cũng khẳng định rằng: vì đồng tiền, Giuda đã vô ơn bạc nghĩa bán Thầy của mình. Tuy nhiên, điều đó chưa phải là tất cả! Cái tôi của Giuda mới là căn nguyên và cội nguồn của sự phản bội đó. Bởi cái tôi tự cao nên Giuđa trở nên cứng lòng, cứng dạ, không chịu thay đổi, hoán cải.