Đôi dòng suy tư...

Đôi dòng chia sẻ ngang qua chút suy nghĩ về chính mình, về cuộc sống, về con người trong mối tương quan với Thiên Chúa...

Để sống nơi trần thế này, mỗi chúng ta luôn phải làm việc, suy nghĩ, tính toán, chọn lựa, quyết định... cho tất cả những điều đang xảy đến cho mình, hoặc có thể là những gì bên lề cuộc sống. Những điều mà mình luôn cố gắng, đã và đang cố làm, cố vươn lên cho đúng bổn phận một con người hằng ngày là một điều tất yếu không thể thiếu và rất đáng trân trọng. Nhưng để trở thành một con người  trọn vẹn hơn, để trung thành, can đảm và đổi mới từng ngày, chúng ta cũng phải tin và nhận ra tình yêu của Chúa trong đời ta. Đây là điều quan trọng và bí quyết thành công cho mọi nẻo đường trong từng “tiếng gọi” mà Chúa dành cho mỗi người.

Hãy Theo Thầy!

“Hãy Theo Thầy!” Đó là lời mời gọi của Chúa Giêsu đối với các môn đệ khi Ngài trên đường lên Gierusalem để chịu khổ nạn. Một lời nói ngắn gọn nhưng cần một tinh thần to lớn. Một lời nói súc tích nhưng cần một tâm hồn rộng mở. Một lời nói đơn sơ nhưng thực hiện trọn vẹn thì cần một ơn thiêng lớn lao của Thiên Chúa.

Chúa mời gọi các môn đệ theo Ngài, nhưng Ngài không hề quảng cáo để thu hút, Ngài cũng chẳng rêu rao, đánh bóng để lôi kéo. Trái lại Ngài bảo: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con Người không có chỗ gối đầu". Chúa cảnh báo một tương lai không mấy suôn sẻ cho những ai sẽ bước theo.

Sinh viên với Năm Đức Tin trước những thách đố của thời đại

Đức Tin là một hồng ân. Một hồng ân thiêng liêng, vô giá mà Thiên Chúa dành tặng cho con người. Nhưng để Đức Tin được triển nở và vững mạnh cần có sự đáp trả của con người, nghĩa là về phía con người đi tìm chân lý, còn về phía Thiên Chúa đã, đang và luôn ban ánh sáng đặc biệt để dẫn dắt con người. Ánh sáng soi đường đó chính là Đức Giêsu Kitô.

Tuy nhiên, với cuộc sống đôi lúc khiến chúng ta xác tín các thực tại đang đối diện hay những chủ nghĩa duy lý làm cho Đức Tin bị “méo mó” đi. Bởi thế, khi mà cả thế giới đang trong thời kỳ “toàn cầu hóa”, thì hơn bao giờ hết, Đức Tin đóng tầm quan trọng, là điều căn cốt trong cuộc sống con người, cách riêng là những người trẻ - những sinh viên với cuộc sống xa nhà. Liệu rằng, trước những thách đố của thời đại, thế hệ trẻ có giữ được lửa cho ngọn đuốc Đức Tin luôn cháy sáng để soi dẫn chúng ta tiến bước trên con đường tìm về, gắn kết với Thiên Chúa và để Ngài sống trong ta?

Tận hiến với Mẹ

“Vâng, tôi đây là nữ tì của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” (Lc 1, 38) chính là lời tận hiến của Đức Maria. Lời thưa Xin Vâng của Mẹ đã đưa Mẹ vào Mầu Nhiệp Nhập Thể. Lời đáp trả mau mắn ấy đã trao cả cuộc đời của Mẹ cho Thiên Chúa. Lời thưa ấy đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại, đưa Mẹ trong công cuộc Cứu Chuộc nhân loại. Và cũng chính lời thưa ấy Mẹ đã thánh hiến chính mình cho Thiên Chúa và từ đó Mẹ tham dự vào Mầu Nhiệm đặc biệt và Đồng Công Cứu Chuộc với Con Một Thiên Chúa cũng là con của Mẹ là Đức Giêsu Kitô.

Trở nên như trẻ nhỏ

"Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời”.(Mt 18, 3)

Tin mừng hôm nay ghi lại cuộc tranh luận cho các tông đồ xem ai là người lớn nhất trong Nước Trời. Các ông đã đến hỏi Chúa, chi tiết này cho thấy các môn đệ còn quá quan tâm đến địa vị: các ông chưa được ơn Chúa thanh luyện để trở nên con người mới, trở nên như trẻ nhỏ có tâm hồn đơn sơ trong sạch để được đồng hóa và trở nên giống như Chúa. Các ông đã hỏi trực tiếp Chúa: “Ai là người lớn nhất trong Nước Trời”. Chúa không trả lời ngay câu hỏi nhưng bảo các ông phải trở nên như trẻ nhỏ, nhưng sau đó mới trả lời cho các ông: Ai là người lớn nhất?

Thập giá đời mình

 “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16, 24).
 
Lời ấy một lần nữa đánh động vào Đức tin, sự gắn bó và trung thành với những gì mình đã từ bỏ để chọn lựa, từ bỏ để bước theo và hơn hết là từ bỏ để đến với Thiên Chúa - Đấng Tình yêu. Thiết tưởng, Đức Kitô cũng mời gọi ta dừng lại đôi chút để kiểm chứng lại hành trình Đức tin, thời gian bước theo lời mời gọi của Ngài trong bổn phận làm con cái Thiên Chúa và là môn đệ của Ngài. Trước đó Đức Giêsu mới chấn vất các môn đệ: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” (Mt 16, 13). Mỗi chúng ta sẽ trả lời ra sao? Ta có dám mạnh dạn trả lời: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” không? (Mt 16, 16).

Sự thánh thiện đích thực

Đạo của chúng ta không chỉ là hệ thống luân lý gồm những điều phải làm và những điều phải tránh. Sống đạo không hệ tại ở việc tuân giữ mọi giới luật một cách cứng nhắc, máy móc hay không phải là một cuộc thao luyện của ý chí. Đạo của chúng ta thiết yếu là một con người, đó chính là Đức Giêsu Kitô.

Lời Chúa hôm nay là một dụ ngôn về sự thánh thiện đích thực mà Chúa Giêsu muốn đề ra. Người thanh niên giàu có là điển hình của tâm thức rất phổ biến nơi người Do thái nhất là nơi những người biệt phái là hạng người giàu có trong xã hội. Họ giản lược đời sống đạo vào một số giới luật mà họ phải tuân giữ một cách máy móc. Họ nghĩ rằng của cải họ đang có trong tay là thành quả việc giữ đạo của họ.

Sống niềm tin Kitô

 “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16, 16). Thánh Phêrô tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, nhưng ngay sau đó chính ngài lại can ngăn con đường Cứu Độ của Người: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy” (Mt 16, 22). Mạnh mẽ tuyên xưng nhưng lại nhút nhát, can đảm tuyên xưng nhưng lại sợ hãi. Vì sao vậy? Bởi lẽ, trong Phêrô còn mang những giấc mộng hoàn toàn trần tục, còn bị đeo đuổi bởi những ước muốn ham danh hưởng lộc ở đời. Tư tưởng đó chỉ có thể xuất phát từ mưu chước của ma quỷ. Chính vì thế, Chúa Giêsu đã quở trách Phêrô: “Sa tan, hãy lui ra đàng sau Thầy” (Mt 16, 23).

Sức mạnh của Đức tin

“Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào. Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào”. Đó là những lời ca tuyệt mỹ diễn tả tình mẹ thương con, nhưng với tấm lòng của người mẹ thì không khó có ngôn ngữ nào để diễn tả hết. Tin mừng hôm nay cho thấy một bằng chứng cụ thể của tấm lòng mẹ thương con tha thiết đó : “con gái tôi bị quỉ ám khổ cực lắm"(Mt 15, 21). Đó là đối tượng và nỗi lo âu duy nhất chiếm trọn tâm hồn bà mẹ đến xin Chúa cứu giúp. Tình thương của bà đối với đứa con gái mãnh liệt đến nỗi thúc đẩy bà van nài hết lời, chấp nhận những hất hủi, khinh miệt, nhục mạ: trước hết bà van xin Chúa Giêsu thương xót, tiếp đến bà quì lạy để xin cứu giúp, cuối cùng bà chấp nhận nghe lại lời người Do thái so sánh dân tộc của bà với loài chó.

Lời cầu nguyện

Cầu Nguyện! đó là một từ ngữ của đức tin. Một tín hữu mà không cầu nguyện thì còn có nghĩa gì nữa! 

Thế nhưng, phải nhận ra rằng, điều đó không dễ dàng gì. Cầu nguyện là một thử thách, nhất là khi lời cầu nguyện không được phụng vụ hoặc một cộng đoàn nâng đỡ. Cầu nguyện, như là mặt khác của mầu nhiệm Thiên Chúa, mầu nhiệm của Thiên Chúa sống động trong con người. Một dấu vết mờ nhạt và nóng bỏng, đơn sơn nhưng cao thượng.