Dòng đời mã mỗi chúng ta đang bước đi cũng giống như dòng nước chảy trên sông, cứ trôi đi và trôi mãi, chẳng bao giờ trở lại. Hôm nay sẽ khác với hôm qua. Ngày mai sẽ chẳng thể giống hôm nay. Mọi thứ dường như thay đổi một cách chóng mặt và chẳng nuối tiếc đợi chờ ai. Mỗi lúc trong đời chúng ta được Thiên Chúa ban cho một món quà đặc biệt và chúng ta chỉ có thể nâng niu thưởng thức nó trong những khoảng thời gian nhất định. Không có gì là thuộc về ta mãi mãi!
Cảm nghiệm tiếng gọi của Chúa
Những ngày tháng, giây phút trong đời trôi qua, đồng nghĩa với việc mình đã chiến thắng được phần nào những thử thách, khó khăn gặp phải trên mỗi con đường. Dẫu rằng có thể sự vượt qua đó chưa thực sự trọn vẹn. Dù vui, dù buồn, dù mệt nhoài hay thảnh thơi nhưng sau những gì đã đi qua mình vẫn thấy mình hạnh phúc, thấy mình vẫn được chở che thì đó là một dấu hiệu tốt cho mọi con đường, cách riêng là con đường Ơn gọi. Đó là cách Chúa đang tôi luyện mình, như chúng vẫn thường gọi những tháng ngày vất vả đó là “thử thách” của Chúa.
Viết cho Em: Ngắm Mưa!
Vâng, mưa mãi mãi chẳng có gì lạ, nhưng cũng thật lạ thường phải không Em!
Mưa có gì lạ, ai mà chẳng biết mưa, đặc biệt là được sinh ra ở một đất nước nhiệt đới như Việt Nam. Mỗi năm có hẳn những tháng mưa, những tháng bão. Mùa khô qua đi, mùa mưa lại đến, mưa có gì lạ đâu đối với con người. Vậy mà hôm nay Em lại kể với tôi chuyện ngắm mưa…
Ngài vẫn ở bên con
Con với Chúa như: những lời yêu thương của “đôi tình nhân” chẳng bao giờ nhàm chán; những dòng tâm sự của “đôi bạn tri kỷ” chẳng bao giờ vơi; những tình cảm tri ân dành cho “Đấng làm Cha” nói sao cho vừa; những lời giải bày nỗi niềm với nhau nói sao cho hết. Ước mong, tâm tình đó luôn giữ được “nhiệt” và có thể rực cháy hơn. Cứ như vậy theo thời gian, con hy vọng đến một lúc con không cần phải nói gì nữa mà “trong tâm tư sâu lắng con nhìn Chúa, Chúa nhìn con, tuy đôi bên chưa nói nhưng đã hiểu nhau thật nhiều. Cũng chẳng cần trình thưa phân tỏ nhưng đã rõ, chưa thổ lộ tâm tình con hiểu Chúa, Chúa đã hiểu con”.
Chút tâm tình cuối tháng Mân côi
Tháng Mân côi đang dần khép lại, nhưng mong rằng, lòng yêu mến, tình yêu và sự cậy trông của con nơi Mẹ không dừng lại ở đó, mà xem đó là là thời gian để con nhớ về Mẹ cách đặc biệt, về tình thương "Mẫu Tử" Mẹ luôn dành cho con, về tình "Mẹ con" ngày một bền chặt và sắt son. Để rồi những ngày tháng của trần gian trôi qua con cảm thấy vui mừng và hạnh phúc khi mình đang được Mẹ đưa xích lại gần với Chúa. Và hy vọng một ngày không xa, Mẹ và con sẽ cùng được vui hưởng trên nước Thiên Đàng.
Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: vị Thánh của người trẻ
Sự ưu tư, lo lắng cho giới trẻ cũng đã được thể hiện rõ khi ngay từ những năm đầu đời linh mục của ngài. Trong tác phẩm “Bước qua ngưỡng cửa hy vọng” (Crossing The Threshold of Hope), Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết:
“Giống như người thanh niên trong Phúc Âm, để trả lời cho những vấn nạn nền tảng, điều người trẻ tìm kiếm không chỉ là ý nghĩa đời sống, mà còn là phương thế cụ thể và hiệu nghiệm để sống đời sống ấy... Đây là đặc tính cơ bản nhất của người trẻ… Người trẻ muốn là chính họ... Họ phải yêu mến chính tuổi trẻ của họ. Và điều này, mỗi một người linh mục cần phải biết và hiểu rõ.”
“Giống như người thanh niên trong Phúc Âm, để trả lời cho những vấn nạn nền tảng, điều người trẻ tìm kiếm không chỉ là ý nghĩa đời sống, mà còn là phương thế cụ thể và hiệu nghiệm để sống đời sống ấy... Đây là đặc tính cơ bản nhất của người trẻ… Người trẻ muốn là chính họ... Họ phải yêu mến chính tuổi trẻ của họ. Và điều này, mỗi một người linh mục cần phải biết và hiểu rõ.”
Khóc và Cười
Nụ cười và tiếng khóc là trạng thái biểu hiện cảm xúc cách đặc biệt gắn liền với cả cuộc đời con người từ lúc chào đời cho đến lúc lìa cõi trần thế này.
Cuộc sống của chúng ta trở nên phong phú ý nghĩa hơn khi có thêm những tiếc khóc và nụ cười. Cười và khóc là hai cách thức thể hiện cảm xúc một cách rất tự nhiên của con người. Điều đó chứng tỏ nơi con người có một đời sống nội tâm sâu xa và một năng lượng cảm xúc cực lớn tiềm ẩn bên trong. Một thế giới vô hình, một thế giới thiêng liêng huyền bí nơi nội tâm con người mà ít ai biết được.
Cuộc sống của chúng ta trở nên phong phú ý nghĩa hơn khi có thêm những tiếc khóc và nụ cười. Cười và khóc là hai cách thức thể hiện cảm xúc một cách rất tự nhiên của con người. Điều đó chứng tỏ nơi con người có một đời sống nội tâm sâu xa và một năng lượng cảm xúc cực lớn tiềm ẩn bên trong. Một thế giới vô hình, một thế giới thiêng liêng huyền bí nơi nội tâm con người mà ít ai biết được.
Người mẹ âm thầm
Cô – người mà tôi được biết đến là một người mẹ vui tươi, niềm nở và luôn lo lắng, chăm nom cho những đứa con trong âm thầm lặng lẽ.
Đã hơn 4 tháng từ ngày gặp cô lần đầu, hôm nay tôi mới có dịp gặp lại và trò chuyện cùng cô. Nhìn cô gầy hơn với nét da không còn tươi khỏe như trước, tôi đoán chắc là thời gian vừa qua cô vất vả nhiều. Mon men thăm hỏi, trò chuyện, tôi mới biết được cô đã và đang vất vả làm việc vì tương lai cho những đứa con của mình.
Cưu mang Lời Chúa
“Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm!" Nhưng Chúa Giêsu đáp lại: “Đúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa." (Lc 11, 27-28)
Thật vậy, ai cũng biết rằng hành động có tính hùng biện và thuyết phục hơn là lời nói suông. Và hôm nay, Đức Giêsu đã cho ta một điển hình sống động về việc sống và thực hành Lời Chúa trong hành trình trần gian, đó chính là Đức Maria - Mẹ của mỗi chúng ta.
Tháng Mân Côi: Nghĩ về Mẹ
Đối với mọi người, những ai đã lớn lên trong vòng tay của mẹ
đều thấy rằng, ở đời tình mẹ là thiêng liêng nhất và cao quý nhất. Nếu không nhận
ra được điều đó, có lẽ chúng khó có thể cảm nghiệm được thế nào mà một tình yêu
tinh ròng và bao dung, một tình yêu thanh khiết và tinh tuyền, một tình yêu hy
sinh và luôn hết mình vì con.
Nhưng cũng không ít những người con đã làm tổn thương đến
tình mẹ đó. Bị lôi cuốn bởi những xu thế xã hội, chạy theo những đam mê danh vọng,
nhiều đứa con đã không những quên đi tình mẹ mà còn đối xử tệ bạc lên tình mẹ
đó. Thật quặn đau khi nghe lời người mẹ nói với con mình trong câu chuyện “Lá sầu
riêng”: "Con ơi! Ngày con còn bé, mẹ cho con một cục kẹo, con đã theo mẹ cả
ngày, bây giờ mẹ cho con cả cuộc đời, sao con nỡ lòng xua đuổi mẹ hở con?"
Đây là câu hỏi được đặt ra cho mỗi người trong chúng ta trong tư cách làm con hôm nay.
Đức Maria – người Mẹ của mỗi chúng ta
Khi nhắc đến mẹ,
người ta luôn nghĩ đến những hình ảnh suốt ngày “dãi nắng dầm sương”, hy sinh,
tần tảo vì đàn con. Đó là hình ảnh người mẹ mộc mạc chất phác, đơn sơ và giản dị
nhưng luôn ấp ủ tình thương chứa chan. Tình mẹ dành cho con luôn thật cao đẹp
và chẳng bao giờ ngưng. Tình yêu đó của người mẹ được ví “như nước trong nguồn
chảy ra”.
Người mẹ trần thế
luôn gắn liền với những hy sinh trải rộng suốt cuộc đời. Đó là những giọt mồ
hôi tưới mát đời con. Đó là những đêm thức trắng với lời ru đưa con vào đời. Đó
là những chịu đựng để nuôi con khôn lớn từng ngày. Đó là những âm thầm, im lặng
để con được hưởng trọn niềm vui… Cuộc đời người mẹ trần gian là thế, còn người
Mẹ thiên quốc – Mẹ Maria, Mẹ của mỗi chúng ta thì sao?
Viết cho Em: Sân ga kỷ niệm
Có lần được hỏi: Nơi nào trên mảnh đất xứ người này để lại trong Em nhiều ký ức và cảm xúc nhất? Em vội đáp: “Đó là sân ga, nơi điểm đến và điểm bắt đầu của đời du học sinh, đồng thời là nơi chất chứa bao nhiêu kỷ niệm khó phai”…
Thật thế, những ngày còn ở Việt Nam chắc hẳn hai từ “sân ga” khá là xa lạ đối với nhiều người, đặc biệt là người trẻ mới lớn như Em. Nhưng bây giờ hai từ đó đã trở nên quá thân quen khi Em bước chân đến một đất văn minh và hiện đại như xứ sở Căng Gu Ru này. Sân ga đã trở nên nơi quen thuộc đến lạ thường khi nó trở thành điểm xuất phát và kết thúc từng ngày sống của một du học sinh xa nhà như Em.
Viết cho Em: Bình yên!
Quen biết Em không phải là lâu, gặp gỡ cũng chẳng phải là nhiều, nhưng những gì Em đã và đang sống, đang suy nghĩ, đang cảm nhận và đang tiếp tục bước đi là điều khiến tôi không khỏi cảm phục Em, một cô gái du học xa nhà chớm tuổi thanh xuân...
Em là cô bé với độ tuổi đôi mươi, luôn vui vẻ và hồn nhiên như bao bạn bè cùng trang lứa. Cuộc sống xa nhà với bao khó khăn và thách đố đã và đang trải qua với Em cũng giống như những bao du học sinh nơi đây. Tự thân mưu sinh tự lập trên mảnh đất mới này đã lấy đi không ít những nét thanh xuân của Em cũng như bao cô gái du học sinh.
Viết cho em: Đông đến
Vậy là mùa Đông thứ 2 nơi mảnh đất tha
hương này đang đến với Em. Quả là thời gian trôi thật nhanh! Em mới ngồi đếm từng
ngày đặt chân đến đất nước Kăng gu ru mà tính đến hôm nay đã gần 2 năm. Thời
gian như không đợi ai bao giờ và với Em cũng vậy, nhìn lại 2 năm tưởng chừng
dài lắm nhưng nó đã và đang qua đi thật nhanh.
Mùa nào cũng thế, mỗi mùa đến là một nỗi niềm
trong Em lại trào dâng như muốn “ôm trọn”
nó để được cảm nhận “hương vị” đúng nghĩa theo thời gian và không gian. Đông
thường được nhắc đến với sự lạnh lẽo, buốt giá. Nhưng không chỉ là thế, bên cạnh
đó Đông cũng luôn mang theo những hơi ấm, hay những tia lửa tình yêu để đốt
cháy những cõi lòng cô đơn. Bởi thế, Đông đã thành khoảng thời gian mà nhiều bản
tình ca được ra đời dưới sự cảm nhận của nhiều nhạc sĩ.
Viết cho Em: Trở về
Gặp lại Em sau ngày tĩnh tâm, khuôn mặt em như toát lên một điều gì đó thánh thiện, tươi vui và bình an từ sâu thẳm nội tâm của mình. Niềm vui như khó có thể kìm nén, Em vội chia sẽ những gì mà em đang mang trong mình sau khi trở về từ chuyến tĩnh tâm.
Dòng đời đưa đẩy, nên lâu nay đời sống đức tin của Em không còn được mặn mà như xưa. Thật thế, không thể trách Em khi biết về hoàn cảnh và những gánh nặng đang đè lên vai tuổi xuân của một cô bé, một thân một mình trên đất người. Em xa vòng tay của gia đình và bạn bè khi chưa kịp chớm tuổi đôi mươi. Tuổi thơ của Em lớn lên trong lũy tre làng và quanh vòng tay yêu thương của mọi người trong lối xóm. Đồng nghĩa là đức tin của Em được nuôi dưỡng bởi những lời kinh ngân nga sớm tối, tiếng chuông giáo đường vang vọng khắp thôn xóm và cả những lớp học giáo lý hỏi thưa râm ran quanh làng …
Vội vã đến - vội vã đi
Thoạt nhìn cuộc sống hôm nay dưới nhiều khía cạnh, người ta có thể tóm lại trong hai chữ “vội vã”. Thật vậy, dường như tất cả mọi thứ đang được đánh giá và nhìn nhận dưới khía cạnh tốc độ mà quên đi chất lượng, hiệu quả và những giá trị đích thực của nó.
Ẩm thực thì xuất hiện những món ăn nhanh, ngon miệng và rẻ tiền. Ảnh hưởng của xu thế nên cũng xuất hiện những bộ phim kiểu “mì ăn liền” nhạt nhẽo, nhàm chán. Lĩnh vực chăn nuôi cũng tràn lan những quảng cáo dạng ‘siêu tăng trọng’, ‘siêu nạc’, ‘siêu tốc’. Không kém phần thì ngành trồng trọt cũng thịnh hành các loại thuốc kích thích biến xanh thành chín và có loại biến hoa quả đến cả tháng sau vẫn thấy thơm ngon.
Viết cho Em: Đợi chờ một bóng hình
Em…! Vội vã với cuộc sống mưu
sinh đã nhiều lúc khiến Em quên đi thời gian hay tuổi tác của mình. Sinh nhật
tuổi hai mươi tháng trước cũng là lúc Em có cơ hội nhìn lại chặng đường ngắn,
nhưng lại cảm giác dài với một cô bé yếu đuối xa nhà. Em bỗng giật mình như một
sự tỉnh giấc sau ngủ dài của tuổi trẻ…
Vậy là Em đã bước sang tuổi hai
mươi, tuổi mà người ta vẫn nói là đẹp nhất của tuổi trẻ, tuổi mà đâu đó đọng lại
những nụ hôn ngọt ngào trong vội vã. Còn với Em thì khác, nhiều đêm Em vẫn thầm
mong mỏi một hơi ấm của vòng tay ai đó, hay những cái ôm thật chặt để không cảm
thấy cô đơn, hoặc là một bờ vai chắc cho một giấc ngủ dài…
Viết cho Em: Mối tình đầu không có hồi kết
Em…! Cuộc sống xa nhà với Em bây
giờ không còn là vấn đề đáng lo nghĩ: sinh hoạt, công việc hay học hành đã trở
nên những yếu tố quen thuộc trong quỹ đạo thời gian… Mọi thứ cũng dần đi vào ổn
định tương đối, có thể tạm chấp nhận cho một sự khởi đầu đơn độc ở một chân trời
mới.
Nhưng… con người là thế, ai cũng
có một trái tim biết “rỉ máu”, ai cũng có một “lỗ hồng” tình cảm luôn muốn được
đong đầy và sưởi ấm. Em cũng như bao cô bé tuổi mới lớn trong lúc xuân sang,
đây là thời điểm cần được chở che, là lúc cần được quan tâm, là khi trái tim biết
cảm thấy trống vắng…
Chia sẽ và trao ban
(Thứ bảy tuần XI TN : Mt 6, 24 – 34)
Cái nguy cơ lớn nhất mà Chúa Giêsu vạch ra trong Tin mừng hôm nay chính là thái độ tự mãn, kiêu căng dẫn đến nô lệ của con người. Trong khi mưu cầu của cải vật chất, con người dễ bị biến thành nô lệ cho của cải.
Có tự do và trách nhiệm trước tiên là biết sử dụng của cải như phương tiện, chứ không như cứu cánh của cuộc sống. Điều này có nghĩa là làm chủ và sử dụng của cải để phục vụ mình và tha nhân. Đây chính là tinh thần khó nghèo đích thực của Tin mừng. Người nghèo khó đích thực không phải là người không có hay không làm ra của cải, mà chính là biết sử dụng của cải như là phương tiện của cuộc sống ngang qua việc sẽ chia và giúp đỡ.
Phát triển 'Kết Nối' – 'Đổ Vỡ' gia tăng
Khi mà thế giới đang mãi mê tìm kiếm những
kỹ thuật công nghệ tiên tiến nhất để nối kết và xích lại gần hơn các mối quan hệ
trong tương quan của con người với con người thì cũng là lúc mà tần suất hai chữ
“đỗ vỡ” được xuất hiện nhiều hơn. Thực tế đã cho thấy sự đỗ vỡ giữa các mối
quan hệ từ vĩ mô đến vi mô, từ hữu hình đến vô hình, từ cá nhân đến tập thể
ngày một tăng trong nhiều khía cạnh của đời sống xã hội ngày hôm nay.
Viết cho em: Tuổi xuân sương gió
Cuộc sống tha phương nơi đất
khách quên người đã làm cho sự trẻ trung, hồn nhiên của Em bỗng chốc tan dần
theo những dòng chảy của thời gian. Em đã không còn là cô bé ngây thơ, nhí nhảnh
của ngày hôm qua…
Cuộc sống xa nhà, phải tự lập
trên đôi bàn tay còn non nớt, phải chất lên đôi vài mền bao nhiêu bon chen của
đời thường, phải đứng lên một mình với đôi chân còn non trẻ… Và giờ đây, thời
gian đã khoác lên Em tấm áo nhuốn đậm bụi trần, với biết bao nhiêu vất vả, toán
tính của sự đời…
Liên đới trong đời sống
Thật khó để trả lời cho chân lý sống của con người. Con người dường như chẳng đi theo một quy luật nào. Đất sống với nhau luôn bồi đắp cho nhau để tạo thành những đồi núi trùng điệp thơ mộng. Những con nước luôn liên kết với nhau mới tạo thành những dòng chảy quanh xóm làng thanh bình. Từng nhánh cỏ đan xen với nhau mới làm nên một thảm cỏ xanh tươi bát ngát. Nhưng con người lại ích lỷ, thích sống cho bản thân hơn là liên đới để san sẽ và tồn tại.
Sống cho sự thật
Cùng với bạo lực về thể xác, nỗi khốn khổ lớn nhất mà người dân tại nhiều nước phải gánh chịu là mất cả tiếng nói. Khi tiếng nói chỉ còn là của cá nhân hay đảng phái, thì người dân chẳng khác nào người câm điếc, và cho dù cả một đám đông hò hét vang trời, thì cũng chỉ là đám đông câm điếc, vì họ không thực sự được nói lên tiếng nói đích thực của mình.
Đức Tin của người hèn mọn
Bài Tin Mừng hôm nay nói đến đức tin của người đàn bà ngoại giáo, và Đức Giêsu đã nói: “Không được lấy bánh của con cái mà ném cho chó”.
Đối với chúng ta thì câu này từ môi miệng của Chúa Giêsu là quá nặng nề không thể chấp nhận được! Nhưng đối với người Do thái, luôn khinh bỉ những người ngoại thì lại khác. Và người đàn bà ngoại giáo này không lấy đó làm điều xúc phạm. Chúa Giêsu, tuy là người Do thái, nhưng đã dùng chữ “chó con”, như cố ý làm nhẹ bớt sự khinh bỉ này trong câu nói của Ngài Con chó con thì dễ thương hơn.
Nhận ra phép lạ mỗi ngày
Tin mừng hôm nay mời gọi chúng ta đi vào thế giới ấy, thế giới của những câu hỏi “tại sao”. Đó là những điều mà lý trí con ngưới không thể lý giải được. Điều mà con người vẫn gọi đó là phép lạ. Thật vậy, người đàn bà bị băng huyết trong Lời Chúa hôm nay, với niềm tin rụt rè kín đáo và ngại ngùng đã được Đức Giêsu chữa lành là một phép lạ. Chính lòng tin đã giúp cho phép lạ xảy ra như Chúa Giêsu khẳng định: “Lòng tin của con đã cứu chữa con”.
Subscribe to:
Posts (Atom)